Tác dụng của sáp ong đối với sức khỏe: Trị bệnh hay làm đẹp đều hiệu quả
Để trả lời cho câu hỏi tác dụng của sáp ong là gì thì đầu tiên cần tìm hiểu xem sáp ong thực sự là gì. Với những người không sống ở nông thôn hoặc ít tiếp xúc với loại thuốc dân gian thì không nhiều người biết đến hình dáng hay công dụng thực sự của sáp ong.
Sáp ong là gì?
Sáp ong hay trong từ Hán Nôm gọi là phong lạp, được hiểu đơn giản chính là phần tổ của con ong vẫn còn nguyên mật. Loài ong thường cung cấp sáp ong có giá trị chính là ong khoái và ong ruồi. Sáp ong có thể nhìn thấy bằng mắt là một khối có nhiều lỗ nhỏ, mỗi lỗ là một ấu trùng bên trong.
Loài ong mật thường làm tổ bằng cách thu lượm nhựa cây, gỗ cây ở nhiều nơi mang về. Sau đó, loài ong thợ sẽ tiết ra một loại chất sáp dẻo quánh để hàn kín tổ. Tổ ong chính là nơi trữ mật ong, bảo vệ ấu trùng và nhộng ở bên trong.
Ong là loài động vật khá phổ biến ở Việt Nam nhất là trong những cánh rừng nhiệt đới. Đó chính là nguồn cung sáp ong vô cùng giá trị và dinh dưỡng cho y học. Bên cạnh đó, ngày nay, nhiều người nuôi ong mật để lấy sáp và mật ong.
Đặc điểm của sáp ong
Sáp ong là một chất lỏng không màu, dạng vảy được tiết ra ở bụng của ong thợ cái khi xây dựng tổ ong. Sau khi nhai và pha trộn với phấn hoa, sáp ong trở nên mờ đục sau đó chuyển dần thành màu vàng hoặc màu nâu khi có thêm phấn hoa và keo ong.
Sáp ong thường bao gồm 3 phần: phần sáp ong chứa mật, phần sáp chứa phấn hoa và phấn sáp chứa nhộng, ong non.
Giá trị dinh dưỡng của sáp ong
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, sáp ong chính là môi trường sống tinh khiết và sạch sẽ bậc nhất trong giới sinh vật. Trong sáp ong, vi khuẩn không thể xâm nhập vào được nên đây chính là một trong những loại thực phẩm vị thuốc vô cùng có giá trị.
Để tạo ra 1kg sáp ong, ong mật cần đến hơn 3kg mật cùng một ít phấn hoa thế nên sáp ong cũng có giá trị dinh dưỡng chẳng kém gì mật ong. Trong sáp ong, có nhiều chất dinh dưỡng như este, axit béo, axit phenethyl ester (CAPE), bioflavonoids và các chất caffeine.
Đặc biệt trong keo ong có đến trên dưới 30 loại flavonoids, tiêu biểu như pinocembrin, galangin hay chrysin – một chất có khả năng ngăn nguy cơ ung thư. Bên cạnh đó, trong sáp ong còn có các loại axit amin, các vitamin nhóm B1, B2, pro-vitamin A, E, D, monosaccharide, cellulose, axit nicotinic, axit folic và nhiều loại khoáng chất như magie, đồng, sắt, kẽm, canxi…
Những công dụng của sáp ong không thể bỏ qua
Tác dụng của sáp ong đối với sức khỏe
Được xem như một loài thảo dược quý ngang ngửa mật ong, tác dụng của sáp ong đối với sức khỏe là điều không thể xem thường. Trong y học, sáp ong có thể điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng hay tiêu hóa kém một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, các sản phẩm thảo dược tinh chế từ sáp ong còn điều trị những căn bệnh tim mạch nguy hiểm như tai biến, đột quỵ, hạ cholesterol, ổn định huyết áp. Những người mắc căn bệnh này khi sử dụng sáp ong một cách hợp lý có thể bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, sức đề kháng rất hiệu quả.
Với những người bị táo bón hay bệnh trĩ, sáp ong chính là một sản phẩm điều trị tự nhiên nhưng lại mang đến những hiệu quả bất ngờ. Ngoài ra với trẻ sơ sinh có tình trạng hăm tã hay viêm da ở vùng tã lót thì sáp ong có thể giúp bé giảm ửng đỏ và cảm giác đau rát rất tốt.
Trong dân gian, sáp ong chữa viêm xoang hay sáp ong chữa viêm tai giữa được phổ biến rộng rãi khiến nhiều người dốc công tìm kiếm sáp ong để chữa bệnh. Vậy điều này có đúng không? Thực tế, sáp ong có khả năng hỗ trợ điều trị viêm xoang và viêm tai giữa. Điều này đã được y học công nhận nhưng công hiệu đến đâu phải xét từ cách dùng.
Những thành phần kháng khuẩn kháng viêm trong sáp ong khá cao nên đây là dược phẩm chữa bệnh viêm xoang, viêm tai giữa rất hiệu quả. Ngoài ra, theo Đông y, sáp ong có tính ấm, vị ngọt, nên còn có công dụng tăng cường chức năng ngũ tạng, trị bỏng hay những vết thương do kim loại gây ra.
Tác dụng của sáp ong làm đẹp
Với chị em phụ nữ, bên cạnh mật ong, sáp ong cũng là một loại thần dược trong việc làm đẹp. Với những khoáng chất và vitamin có trong thành phần, sáp ong có thể nuôi dưỡng và làm mềm da một cách tự nhiên. Đặc biệt là vào những ngày mùa đông hoặc thời tiết thay đổi, sáp ong có thể giúp dưỡng ẩm, chống khô nứt và giữ độ tươi tắn cho làn da.
Sáp ong có thể kết hợp với dầu dừa hay nước hoa hồng để tạo thành một hỗn hợp dưỡng da tự nhiên nhưng mang lại hiệu quả cao. Với khả năng chống viêm và chống thấm nước, những tinh chất từ sáp ong có thể bảo vệ làn da khỏi những tác động từ môi trường.
Nhận thấy những tác dụng của sáp ong với da mặt, người ta đã thêm sáp ong như một nguyên liệu vô cùng quan trọng trong các loại mỹ phẩm làm đẹp và kem chống nắng.
Hướng dẫn một số cách sử dụng sáp ong hiệu quả
Sáp ong thường được đem ngâm rượu thuốc để giữ lại được những giá trị dinh dưỡng quan trọng bên trong. Tác dụng của sáp ong ngâm rượu với sức khỏe cũng không thua kém một loại dược phẩm bổ sung nào. Với một lượng rượu sáp ong khoảng 5ml/ngày, bạn có thể trị đau nhức xương khớp, trị phong và giải độc cho cơ thể.
Nếu sử dụng sáp ong để làm thuốc, bạn có thể sắc uống chung với một số thảo dược khác rất tốt trong việc điều trị bệnh về dạ dày và đường ruột. Ngoài ra có thể hấp cách thủy hoặc kết hợp làm nguyên liệu trong một số bài thuốc Đông y khác.
Trong làm đẹp, nhiều người kết hợp sáp ong với một số nguyên liệu khác như bạc hà, dầu dừa, dầu oliu để tạo thành những hỗn hợp dưỡng da hoặc son dưỡng.
Những lưu ý khi sử dụng sáp ong
Dù sáp ong có rất nhiều công dụng cho sức khỏe, y học và làm đẹp nói chung nhưng cũng có một số lưu ý cần phải biết để sử dụng sáp ong hiệu quả nhất. Đầu tiên, sáp ong không nên dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân tiểu người, người bị bệnh gan, thận, huyết áp thấp hoặc mới vừa trải qua phẫu thuật.
Thứ hai là trong quá trình làm đẹp bằng sáp ong và mật ong nói chung, không nên sử dụng có người có làn da dầu, nhờn, dễ bị kích ứng để tránh dị ứng da. Nếu muốn sử dụng sáp ong thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để có những hướng dẫn cần thiết.
Với những người thường sử dụng rượu sáp ong để làm thuốc thì cũng không nên uống quá 70ml một ngày. Điều này có thể khiến sáp ong không chỉ không mang lại hiệu quả như ý mà còn có tác dụng xấu đến sức khỏe.
Trong việc bảo quản sáp ong tại nhà, bạn nên lưu ý không để sáp ăn ở nơi có ánh sáng và nhiệt độ cao vì điều này sẽ khiến sáp ong dễ bị nóng chảy. Bên cạnh đó không nên lưu giữ sáp ong trong các dụng cụ kim loại vì đường và axit hữu cơ trong sáp sẽ có điều kiện lên men, ăn mòn kim loại và gây ra cảm giác buồn nôn khi sử dụng sáp ong.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...