Sữa đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng nhưng chớ lạm dụng kẻo hại sức khỏe
Sữa đậu nành có chứa nhiều loại dinh dưỡng, tiêu biểu là protein thực vật, phospholipids, vitamin B1, B2, Niacin, sắt, canxi,… Sữa đậu nành được đánh giá là một trong những loại sữa giàu canxi nhất, ngoài ra còn có tác dụng giải nhiệt, hạ huyết áp, phòng ngừa các bệnh tiêu hóa.
3 tác dụng phụ của sữa đậu nành
Tăng nguy cơ đột quỵ: Isoflavones trong sữa đậu nành có thể gây ra ức chế tiểu cầu hoặc tiểu cầu bị vón cục dẫn tới hình thành cục máu đông, làm ngăn ngừa dòng chảy của máu qua các động mạch và gây tắc nghẽn ở động mạch vành hay não. Kết quả là làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Suy tuyến giáp: Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormon tuyến giáp do nó ngăn chặn các enzyme peroxidase tuyến giáp. Loại hormone này có nhiệm vụ hỗ trợ iốt sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, nếu thiếu nó sẽ làm cho hormone tuyến giáp giảm đi, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.
Không tốt cho người bệnh gout: Trong sữa đậu nành có chứa một hàm lượng purin - một thành phần có thể gây kích ứng niêm mạc của bạn, gây ra đau dữ dội, sưng và viêm, gây ra bệnh gout. Vì vậy, những người bị bệnh gout uống nhiều sữa đậu nành sẽ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Những lưu ý khi uống sữa đậu nành
Không nên lưu trữ sữa đậu nành ở nhiệt độ cao: Nhiều người thường đun sữa đậu nành trong 1 bình giữ nhiệt để uống dần. Tuy nhiên, đây lại là một hành động sai lầm bởi vi khuẩn rất dễ sinh sôi và phát triển trong môi trường sữa đậu nành ấm nóng quá lâu. Vì vậy, sau khoảng 3 – 4 tiếng sữa đậu nành sẽ không còn tác dụng giảm mỡ bụng mà còn gây hại cho sức khỏe.
Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc: Đối với người lớn chỉ nên uống tối đa 500ml sữa đậu nành 1 lần để tránh bị đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa trong cơ thể.
Không uống sữa đậu nành khi bụng đói: Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành bị biến thành nhiệt và tiêu tán ra ngoài. Như vậy không thể có tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất bạn nên ăn cùng các chất có tinh bột như bánh bao, bánh mì… để giúp cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hết.
Không dùng đường nâu trong sữa đậu nành: Thêm đường nâu vào sữa đậu nành có thể làm cho nó có mùi vị ngọt ngào và thơm. Tuy nhiên, đường nâu có chứa một số axit hữu cơ, nó sẽ kết hợp với protein trong sữa và sản xuất một số chất, nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.
4 loại rau vườn nhà có thể nấu canh ăn hàng ngày còn là bài thuốc chữa bệnh cực kỳ...
Không chỉ ngon, nhiều dinh dưỡng mà những loại rau này còn có công dụng chữa bệnh nhưng nhiều người lại không biết.
TOP 5 loại thực phẩm "vàng" giúp làm sạch mạch máu, ngăn ngừa đột quỵ
Ngoài việc không ăn quá nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường và gây kích thích, chúng ta cũng nên ăn nhiều rau xanh để bỏ cục máu đông, hạ mỡ máu,ngăn ngừa đột quỵ.
Sầu riêng: Vua của các loại trái cây nhưng không phải ai cũng dùng được bởi 3 tác hại này
Sầu riêng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và củng cố sức khỏe não bộ. Tuy nhiên 3 đối tượng này nên tránh xa vì có thể gây hại đến sức khỏe.
Bật mí 4 sản phẩm từ sữa mà bạn nên bổ sung hàng tuần!
Mặc dù các lựa chọn thay thế sữa ngày càng phổ biến, nhưng sữa vẫn là nhóm thực phẩm vô cùng giàu dinh dưỡng.