Rau thì là và những lợi ích tuyệt vời
Rau thì là (thìa là) có tên khoa học là Anethum graveolens. Cây thuộc dạng thảo, cao khoảng 70- 80 cm hoặc hơn. Lá thì là có bẹ, phiến phát triển mạng và mảnh, nhỏ như sợi chỉ.
Quả thìa là chứa nhiều tinh dầu tương tự như quả hồi nên có thể thay hồi làm thuốc kích thích tiêu hóa, chống co thắt, gây tiết sữa, trị viêm và sỏi thận, giảm huyết áp cao.
Đây là một loại thảo mộc thơm có nguồn gốc từ các nước giáp bờ biển Địa Trung Hải. Tại Việt Nam, rau thì là được trồng khắp nơi. Hương vị của thì là cũng thơm như của hồi, cam thảo. Các bộ phận: Lá, thân và củ của cây thì là đều có thể dùng được. Thì là được thêm vào các món ăn, làm gia vị quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, vừa thơm ngon và khử được mùi tanh.
Y học Cổ truyền thường dùng cây thì là phơi khô để chữa một số bệnh thường gặp: Đầy bụng, nôn mửa, bí tiểu tiện. Hiện nay, các nghiên cứu của y học hiện đại cây thìa là có chứa nhiều khoáng chất Fennel và các vitamin C, chất xơ, mangan, kali, magiê, canxi, sắt, vitamin B3… giúp kháng khuẩn và rất hữu ích cho hệ thống miễn dịch. Dưới đây là những tác dụng của rau thì là.
Rau thì là lợi sữa
Rau thì là có tác dụng gì và rau thì là chữa bệnh gì là vấn đề nhiều người quan tâm. Rau thì là là vị thuốc quý giúp tăng tiết sữa cho phụ nữ đang cho con bú. Việc sử dụng thì là để làm tăng tiết sữa đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ.
Các nhà nghiên cứu đã cho thấy các hợp chất có trong cây thì là có thể kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin – cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Ngoài ra, thì là còn giúp ngăn ngừa sự rụng trứng sớm, nên sử dụng thảo dược này được xem như một phương pháp ngừa thai hiệu quả.
Để tăng tiết sữa cho sản phụ, bạn có thể nấu canh thìa là hoặc hãm hạt thìa là với nước sôi để cho sản phụ uống. Điều này sẽ giúp lượng sữa của sản phụ được tăng lên. Ngoài ra, để tăng cường khả năng hấp thụ và cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé, bạn có thể dùng rau thì là cho bé ăn dặm.
Tuy nhiên, việc sử dụng thì là bao nhiêu là hợp lý thì còn tùy thuộc vào thể trạng từng phụ nữ. Nếu dùng quá nhiều rau thì là, có thể dẫn đến các cơn co giật cơ bắp, thậm chí gây nên ảo giác. Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên dùng rau thì là với lượng nhất định và sử dụng cách ngày.
Rau thì là có tốt cho bà bầu?
Bà bầu ăn rau thì là được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bà bầu có thể ăn rau thì là, đặc biệt nó có tác dụng chống vi khuẩn và chống viêm rất hiệu quả.
Rau thì là là phương thuốc giúp ngăn ngừa và điều trị đái tháo đường thai kỳ an toàn và hiệu quả. Lá thì là chứa thành phần Polyacetylens có tác dụng chống lại vi khuẩn, kháng viêm. Ngoài ra, lá thì là còn chứa tinh dầu Eugenol, gây ức chế đường trong máu, giảm nguy cơ hình thành nên mỡ thừa. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh đái tháo đường thai kỳ và tăng cân ngoài ý muốn.
Bên cạnh đó, bà bầu dùng rau thì là còn giúp ngăn ngừa loãng xương. Nhờ chứa nhiều canxi, rau thì là là 'thần dược' tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe hệ xương khớp cho bà bầu.
Rau thì là còn giàu chất Flavonid và vitamin B, sự kết hợp của hai thành phần này giúp cải thiện chứng mất ngủ, điều hoạt động của hệ thần kinh. Do đó, phụ nữ mang thai ăn rau thì là thường xuyên sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Cách chế biến rau thì là cho bà bầu
Các chuyện gia khuyên bà bầu nên sử dụng rau thì là với hàm lượng nhất định, tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Việc dùng quá nhiều rau thì là có thể gây nên hội chứng ảo giác hoặc các cơn co giật. Mẹ bầu chỉ nên ăn rau thì là 1-2 lần trong một tuần, mỗi lần ăn khoảng 100-200 gam.
Một số bài thuốc được chế biến từ rau thì là dành cho bà bầu
Rau thì là trị mất ngủ: Bổ sung rau thì là vào bữa ăn tối. Ngoài ra, có thể nấu với nước cây thì là, lọc lấy nước và uống vào buổi tối để mẹ bầu có được giấc ngủ sâu.
Rau thì là tăng tiết sữa: Nấu canh rau thì là, dùng trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể nấu hạt thì là, lọc lấy nước uống sẽ giúp mẹ bầu tăng tiết sữa và mùi sữa thơm ngon hơn.
Rau thì là chữa ho và các căn bệnh đường hô hấp: Khi mắc phải cảm lạnh hay cảm cúm, hãy nấu khoảng 60 gam hạt thì là với nước lọc. Khi nấu sôi khoảng 15 phút, lọc lấy nước, đợi ấm rồi hòa với mật ong. Uống nước hạt thì là hòa mật ong 3 lần mỗi ngày.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể súc miệng với 1-1.5 muỗng cà phê dầu làm từ hạt thì là để long đờm trong phổi và giảm ho hoặc đau họng.
Chữa rối loạn tiêu hóa: Trong khoảng thời gian mang thai, chị em thường bị rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh việc ăn nhiều rau xanh, bạn nên nấu nước hạt thì là để uống thường xuyên để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, đồng thời giúp ngăn ngừa táo bón.
Giảm cân bằng rau thì là
Rau thì là là thực phẩm giúp bạn giảm cân an toàn mà không có tác dụng phụ. Một nghiên cứu tại Iran cho thấy rau thì là rất giàu phytosterol - một hợp chất nổi tiếng có công dụng ức chế sự hấp thu cholesterol vào cơ thể.
Bên cạnh đó, lá thì là có chứa tinh dầu Eugenol được dùng trong điều trị giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa sự hình thành của mỡ thừa.
Với những người đang ăn kiêng để giảm cân, nên thêm một vài muỗng cà phê thì là vào các món rau củ quả nướng hoặc luộc để tăng mùi vị hấp dẫn, đồng thời, ức chế hấp thu cholesterol.
Bên cạnh đó, có thể trộn rau thì là với bột ớt, bột tỏi, bột hành tây và hạt tiêu đỏ để làm gia vị cho món bánh mì kẹp. Thậm chí, bạn cũng có thể phết một ít mayonaisse lên bánh mì mà không lo sợ bị béo.
Ngoài ra, bạn có thể dùng trà thì là để uống mỗi ngày. Cách pha chế trà thì là như sau:
Đổ 1 chén nước sôi vào 1-2 muỗng cà phê hạt thì là đã nghiền sơ qua. Đậy nắp và ủ trong 5 phút rồi chắt lấy nước uống. Khi thưởng thức, có thể cho thêm vỏ cam tươi để tăng hương vị trà khi uống.
Rau thì là kỵ gì?
Rau thì là mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều hay kết hợp với thực phẩm kỵ nó cũng gây ra nhiều "phiền phức". Rau thì là kỵ mật ong, nếu kết hợp, chúng sẽ gây tổn thương gan, sưng mắt hay thậm chí là dẫn đến đau mắt đỏ. Do đó, khi dùng rau thì là, bạn không nên dùng mật ong để tránh những tổn hại đến sức khỏe.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”