Trái nhàu là gì?

Cây Nhàu (Noni) có tên khoa học Morinda citrifolia, thuộc họ cà phê. Ở nước ta, nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp, dọc theo bờ sông, suối, ao hồ hoặc mương rạch khắp các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung. Bộ phận dùng của cây nhàu gồm: tất cả từ quả, rễ, lá và cả hạt.

Trái nhàu thuộc dạng quả hạch kép do bầu noãn và một phần lá đài trên các cụm hoa dính nhau tạo thành - Ảnh minh họa: Internet

Khi còn non, quả có màu xanh nhạt, dài 5 – 7cm, rộng 3 – 4cm, mắt quả nổi rõ. Trái nhàu già dần ngả sang màu vàng, mắt quả không nhô lên cao như trước nhưng vẫn có vết, nhẵn bóng, mùi khai. 

Quả nhàu thuộc dạng quả thịt, gồm nhiều quả hạch dính với nhau, khi chín thì trong quả có phần cơm mềm ăn được và nhiều hạt hình bầu dục, một đầu nhọn, một đầu đen

Có đến 150 chất được tìm thấy trong quả nhàu, trong đó có: Sắt, Canxi, Kẽm, Đồng, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin B1,Vitamin B6, Vitamin B12, Acid Folic, Magie, Phốt pho và nhiều khoáng chất…

Quả nhàu có tác dụng gì?

Theo Đông y, trái nhàu có vị chát, quy vào kinh thận, đại tràng, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hoạt huyết, điều kinh. Theo đó, trái nhàu thường được dùng để chữa bệnh táo bón, khó tiểu, điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt, chữa ho, hen suyễn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Theo khoa học hiện đại nghiên cứu, trong dịch trái nhàu có chứa chất damnacanthal có khả năng ức chế nhiều loại tế bào ung thư với cơ chế làm giảm lượng máu cung cấp tới các khối u. 

Trái nhàu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày -  tá tràng - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra các dịch chiết trong trái nhàu còn giúp làm giảm quá trình tiết dịch của các niêm mạc trong dạ dày - tá tràng, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày -  tá tràng hay hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản.

Đồng thời, nhàu hỗ trợ chữa bệnh viêm phế quản, hen suyễn, các bệnh tự miễn như: vảy nến, viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường, bệnh lupus ban đỏ hệ thống hay các bệnh nhiễm khuẩn, viêm gan mãn tính…

Trái nhàu trị bệnh gì?

Quả nhàu chữa huyết áp cao

Quả nhàu xắt nhỏ, phơi khô, nấu nước uống hàng ngày (30g đến 40g) thay nước trà trong vài tháng liền sẽ chữa được bệnh cao huyết áp.

Tăng cường hệ miễn dịch

Trái nhàu có tác dụng sản xuất những tế bào lympho T có vai trò quan trọng trong việc chống lại các tế bào lạ hoặc những dị ứng lạ cho cơ thể con người, thậm chí cả tế bào ung thư.

Quả nhàu chữa tiểu đường

Với các chứng bệnh mãn tính, nguy hiểm như tiểu đường thì quả nhàu cũng có khả năng hỗ trợ hiệu quả. Theo đó, trong quả nhàu có các hợp chất hữu ích giúp chống oxy hóa và tăng dung nạp Glucose. Qua đó, tác dụng của quả nhàu là phòng chống bệnh tiểu đường, ngăn bệnh nặng hơn, ngừa biến chứng và giảm đến mức thấp nhất các biến chứng của bệnh.

Quả nhàu có tác dụng phòng chống bệnh tiểu đường - Ảnh minh họa: Internet

Loại bỏ độc tố

Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại của những gốc tự do.

Chống viêm

Tác dụng của quả nhàu rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay, giảm đau và giảm sưng đau vết thương. Đồng thời rất hiệu quả trong việc chữa trị vết loét và ngừa phát ban.

Hen suyễn

Nước cốt trái nhàu giúp người bị hen suyễn bớt cơn hen, tránh các tác nhân dị ứng đối với người bị hen như: khói bụi, phấn hoa, thuốc lá…

Quả nhàu chữa bệnh đau lưng

Trái nhàu có tác dụng giảm đau giúp chữa đau lưng hiệu quả. Đồng thời còn giúp giảm các cơn đau trong cơ thể như: đau cổ, đau cơ, đau do thần kinh và những cơn đau do căng thẳng hoặc đau nửa đầu. Không quá khi nói nước trái nhàu được sử dụng như một loại thuốc giảm đau mà không có tác dụng phụ nào cả.

Giảm cân

Uống nước cốt trái nhàu sẽ khiến bạn không thèm ăn, giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Vị chua của trái nhàu làm tăng sự co bóp cơ trơn ở ruột, giúp cho việc đẩy phân ra ngoài trơn tru hơn. Khi bị táo bón, thay vì uống thuốc nhuận tràng, bạn có thể uống trước 2 muỗng nước cốt trái nhàu, việc đi cầu sẽ rất dễ dàng do sự tăng co bóp của ruột.

Quả nhàu trị mụn cóc

Dùng trái nhàu non, giã nhuyễn và đắp lên mụn cóc và băng kín lại. Mỗi ngày thay một lần và đến ngày thứ 7 thì mụn cóc sẽ lồi lên và bạn có thể loại bỏ được mụn cóc.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Nước ép trái nhàu giúp tăng cường cholesterol tốt (HDL-C) và giảm cholesterol xấu (LDL-c), làm thông thoáng các mạch máu, làm bền thành mạch và ổn định huyết áp

Trái nhàu hỗ trợ phái nữ

Nhàu là thần dược làm đẹp da, giảm cân - Ảnh minh họa: Internet

Với nữ giới, nhàu không chỉ là thần dược làm đẹp da, giảm cân để “da sáng - dáng xinh” mà còn có nhiều công dụng khác như: chống dị ứng, ngăn ngừa trầm cảm và rối loạn tâm thần ở phụ nữ mãn kinh. Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thì dùng quả nhàu thường xuyên giúp điều hòa kinh nguyệt.

Các cách chế biến quả nhàu để làm thuốc

Trái nhàu có nhiều công dụng cho sức khỏe và được nhiều gia đình tin dùng để phòng, hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, để trái nhàu phát huy tối đa công dụng bạn cần biết cách dùng đúng, chuẩn. Dưới đây là một số cách sơ chế và sử dụng trái nhàu để phòng ngừa bệnh tật.

Trái nhàu có nhiều công dụng cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Dùng trực tiếp trái nhàu tươi

Dùng trái nhàu tươi là cách được nhiều người lựa chọn. Cách dùng này rất đơn giản. Bạn chỉ cần chọn những quả nhàu già – quả chuyển sang màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Rửa sạch rồi chấm muối ăn. 

Hoặc cũng có thể đem trái nhàu già nướng chín rồi ăn để hỗ trợ điều trị kiết lị, ho, hen và cảm. Bài thuốc đơn giản này cũng rất tốt với những người bị tiểu đường hoặc phù nhẹ do tim mạch.

Dùng trái nhàu khô

Để bảo quản và sử dụng trái nhàu trong thời gian dài thì bạn có thể sơ chế thành trái nhàu khô. Chỉ cần lấy quả nhàu (có thể dùng cả quả non và quả già nhưng nên phân riêng ra từng loại), rửa sạch, để ráo nước, cắt đôi hoặc thái nhỏ rồi phơi, sấy khô.

Cho trái nhàu khô vào túi ni lông dày, bọc kỹ để bảo quản. Khi dùng chỉ cần cho vào nồi, sắc lấy nước uống là được. Với trái nhàu đã thái nhỏ rồi mới phơi thì có thể cho ngay vào ấm, rót nước sôi vào để pha như pha trà. Nước nhàu khô có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xương khớp và phong thấp rất tốt.

Quả nhàu khô ngâm rượu

Để làm rượu nhàu, tốt nhất bạn nên chọn nhàu khô dạng miếng. Đem rửa sạch, đổ ra chỗ thoáng gió cho miếng nhàu khô lại. Sau đó, bỏ tất cả nhàu khô vào bình thủy tinh, đổ rượu cho kín miếng nhàu là được.

Nên lưu ý, rượu để ngâm rượu nhàu phải là rượu trắng 40 độ. Nếu dùng rượu nếp thì càng tốt. Ngâm xong để ở nơi khô ráo, thoáng mát, thỉnh thoảng lắc đều cả bình. Sau 3 – 4 tháng là dùng được. Mỗi bữa nên dùng từ 1 – 2 chén rượu nhàu nhỏ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đây là bài thuốc quý trong dân gian. Đặc biệt là với phái mạnh, rượu nhàu giúp kích thích vị giác người dùng trong mỗi bữa ăn. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, thường xuyên bị đau nhức thì rượu nhàu chính là bài thuốc tuyệt vời.

Quả nhàu ngâm mật ong

Quả nhàu ngâm mật ong tạo thành loại nước cốt có vị ngọt đậm đà, màu cánh gián với hương nhàu đặc trưng là bài thuốc dễ uống lại hiệu quả. Nước cốt trái nhàu mật ong có tác dụng cực kì tốt trong việc chữa đau lưng, nhức mỏi xương khớp, phong tê thấp, đau nửa đầu. Đồng thời, còn có tác dụng an thần, giúp giấc ngủ sâu hơn, giảm căng thẳng mệt mỏi.

Nước cốt nhàu

Bạn cũng có thể làm nước cốt trái nhàu để hoạt huyết, giải độc, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, giảm đau nhức mỏi chân tay, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tháo đường, cao huyết áp. Cách làm nước cốt trái nhàu cũng rất đơn giản. Chỉ cần lấy 1kg trái nhàu tươi, rửa sạch, để cho ráo hết nước rồi cắt miếng, cho vào máy xay, xay nhuyễn.

Quả nhàu có nhiều cách chế biến thành những bài thuốc hay - Ảnh minh họa: Internet

Trộn trái nhàu đã xay với 200g đường cát trắng rồi cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín 5 ngày. Cho thêm 1.2 lít rượu trắng loại 40 độ vào hỗn hợp trên. Sau đó, trộn đều rồi ép lấy nước cốt trái nhàu. Đổ nước cốt nhàu vào lọ thủy tinh sạch, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.

Quả nhàu ngâm đường

Ngoài ra, bạn có thể ngâm trái nhàu với đường. Sau 1 tháng lấy trái nhàu trong lọ đem ép lấy nước cốt. Cách làm này giúp bạn uống nước cốt nhàu một cách dễ dàng.

Trà trái nhàu

Để làm trà trái nhàu, bạn có thể dùng trái nhàu tươi hoặc trái nhàu khô. Đem trái nhàu đun sôi với nước, sau đó lấy nước uống hàng ngày thay nước. Uống trà nhàu có tác dụng giống uống nước cốt nhàu.

Trên đây là những tác dụng của quả nhàu đem lại cho sức khỏe chúng ta, kèm theo một số cách chế biến trái nhàu để sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Có thể thấy, nhàu là một loại thực vật phổ biến tại miền nam và nếu khéo léo tận dụng được hết công dụng của nó thì hiệu quả sẽ không ngờ tới.