Phụ Nữ Sức Khỏe

Bất ngờ với những tác dụng của mướp đắng không phải ai cũng biết

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, đây là món ăn quen thuộc với nhiều người bởi nó không chỉ có hương vị hấp dẫn mà còn mang đến cho rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Vậy tác dụng của mướp đắng ra sao đối với sức khỏe chúng ta?

Đặc điểm của cây mướp đắng

Mướp đắng (tên khoa học là Momordica charantia) còn được gọi là khổ qua, lương qua, mướp mủ, thuộc họ bầu bí. Mướp đắng có nguồn gốc ở Châu Phi, Châu Á và được thuần hóa ở Ấn Độ. Tại Việt Nam, mướp đắng được ưa chuộng và trồng phổ biến.

tac dung cua muop dang 1
Mướp đắng tuy có vị đắng nhưng được rất nhiều người yêu thích - Ảnh minh họa: Internet

Mướp đắng thuộc dạng cây leo nhờ tua cuốn, thân có cạnh đường kính 3 - 6mm, ngọn có lông dài, lá mỏng mọc so le và có 4 - 6 cạnh nhô ra như mũi giáo. Quả mướp đắng có hình thoi, dài khoảng 15 - 20cm, đường kính 4 - 6cm với hình dáng bên ngoài có nhiều u lồi.

Mướp đắng là một loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất như: protein, lipid, carbohydrate, canxi, kali, magie, sắt… với vị đắng đặc trưng, có thể xem là loại rau củ đắng nhất mà chúng ta sử dụng được.

Các thành phần trong quả mướp đắng

Trong 100gr mướp đắng (phần ăn được) có chứa:

tac dung cua muop dang 2
Hàm lượng vitamin C của mướp đắng rất cao - Ảnh minh họa: Internet

Thành phần dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Năng lượng

16 kcal

Nước

94.4 g

Protein

0.9 g

Chất béo

0.2 g

Carbohydrate (đạm)

2.8 g

Chất xơ

1.1 g

Sắt

0.60 mg

Natri

5 mg

Photpho

29 mg

Đồng

34 mg

Kẽm

0.80 mg

Vitamin C

22 mg

Vitamin B1

0.07 mg

Vitamin B2

0.04 mg

Vitamin PP

0.3 mg

Vitamin B5

0.212 mg

Vitamin B6

0.043 mg


Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, lạnh, vào tỳ vị tâm can, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Mướp đắng dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường.

Theo y học hiện đại, tác dụng của mướp đắng là diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. 

Trong thành phần dinh dưỡng của mướp đắng có nhiều vitamin C với hàm lượng khoảng 120 mg, cao hơn nhiều so với dâu tây (80 mg) và chanh (90 mg). Lượng vitamin C trong mướp đắng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm tốt, ngăn ngừa và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư…

Công dụng của mướp đắng

tac dung cua muop dang 3
Mướp đắng rất tốt cho người bị tiểu đường - Ảnh minh họa: Internet

Tốt cho người bị tiểu đường tuýp 2

Mướp đắng trị tiểu đường được là vì một trong những tác dụng của mướp đắng là giảm lượng đường trong máu nhờ tăng quá trình chuyển hóa glucose vào trong tế bào.

Các công trình nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã đưa ra kết quả chứng minh rằng mướp đắng có vai trò quan trọng trong việc sửa chữa tế bào beta tuyến tụy – tế bào sản xuất insulin - nội tiết tố giúp cân bằng lượng đường trong máu. 

Báo cáo cũng cho thấy thành phần tạo ra tính hạ đường huyết trong loại cây này gồm charantin, Polypeptid - P và Vicine. Những thành phần này giúp giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose.

Có thể hiểu đơn giản hơn đó là vị đắng của khổ qua có vai trò kích thích đường ruột tiết ra các chất ức chế sự hấp thu đường tại ruột, hiệu quả cho những người bị tăng đường huyết sau khi ăn. 

Uống một ly nước ép khổ qua hoặc dùng trà khổ qua mỗi ngày sẽ giúp bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện về sức khỏe rõ rệt.

Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận

Người bị bệnh sỏi thận thường phải chịu đựng những cơn đau dữ dội. Mướp đắng có thể phá vỡ viên sỏi, đồng thời giúp cơ thể đào thải qua đường nước tiểu. Một số chất trong loại thực phẩm này còn làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu, từ đó giảm triệu chứng đau do sỏi thận gây ra.

Mướp đắng trị ung thư tụy

Một lợi ích khác của mướp đắng chính là đặc tính chống ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể làm gián đoạn sản sinh glucose, ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy. Bên cạnh đó, khổ qua còn là “khắc tinh” của các tế bào khác như ung thư gan, đại tràng, ung thư vú và tiền liệt tuyến.

Làm giảm cholesterol

Lượng cholesterol cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách sử dụng mướp đắng. Đây là một vị thuốc tự nhiên giúp cơ thể ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch thông qua việc giảm các cholesterol xấu trong cơ thể

Bổ gan

Thường xuyên ăn khổ qua mướp đắng sẽ giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng túi mật, làm giảm ứ dịch, rất tốt cho những người bị xơ gan, viêm gan, táo bón. Đồng thời mướp đắng trị gan nhiễm mỡ cũng rất tốt nhờ vào tác dụng giảm mỡ máu nêu ở trên

Thanh nhiệt

tac dung cua muop dang 4
Mướp đắng trị viêm họng rất hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Uống nước mướp đắng là một trong những cách giúp thanh nhiệt cơ thể trong những ngày hè nóng bức. Do đó mướp đắng trị viêm họng rất hiệu quả. Mướp đắng có thể làm mát cơ thể vì hàm lượng nước trong mướp đắng rất cao. Trong 100gr mướp đắng có đến 94.4g hàm nước, lượng nước này sẽ giúp làm mát cơ thể.

Làm đẹp da

Tất cả các loại thức ăn và đồ uống làm từ mướp đắng đều mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da. Một số thành phần trong trái mướp đắng có thể giúp điều trị mụn trứng cá, vảy nến và eczema, mang lại cho bạn một làn da tươi sáng. Đặc biệt hơn sử dụng mướp đắng trị tàn nhang là một bí quyết mà không phải chị em nào cũng biết.

Tăng cường hệ miễn dịch

Cơ thể có được hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn và bệnh tật. Mướp đắng chính là một phương pháp tự nhiên giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh, giảm nguy cơ dị ứng thức ăn, nhiễm nấm và ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày – thực quản hiệu quả.

Lợi đủ đường khi dùng mướp đắng tắm cho trẻ sơ sinh

Như đã nói ở trên, mướp đắng có các thành phần tự nhiên giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn, giúp làm sạch, sát khuẩn trên da và tắm mướp đắng trị ngứa rất hiệu quả.

Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng ngăn ngừa và chữa trị các bệnh về da như rôm sảy, mẩn ngứa, nổi đốm đỏ li ti và nhiều chứng nhiễm khuẩn khác trên da ở trẻ. Vì vậy dùng mướp đắng trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh là cách được nhiều bà mẹ tin dùng hiện nay

Một số món ăn và bài thuốc từ mướp đắng

Mướp đắng trộn rau cần

Dùng khoảng 150gr mướp đắng, 120gr rau cần, tương mè, tỏi. Đầu tiên gọt bỏ vỏ, ruột mướp đắng cắt thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, dội qua nước lạnh, để ráo. Sau đó trộn mướp đắng với rau cần, nêm thêm các nguyên liệu khác. Món ăn này có tác dụng mát gan giảm huyết áp, thích hợp cho người bệnh cao huyết áp.

Trà mướp đắng

tac dung cua muop dang 5
Trà mướp đắng thanh nhiệt rất tốt - Ảnh minh họa: Internet

Mướp đắng 1 quả, trà xanh dùng với lượng vừa phải. Mướp đắng cắt bỏ ruột, nhồi trà xanh vào, phơi ở nơi thoáng gió một thời gian rồi lấy xuống, rửa sạch, cắt nhuyễn và trộn đều. Mỗi lần uống lấy 10g trà mướp đắng vào tách, hãm với nước sôi sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải khát.

Nước mướp đắng

Mướp đắng tươi 500g, bỏ ruột, rửa sạch, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250ml nước, nấu khoảng 10 phút, lấy nước uống. Nước mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, dùng cho người bệnh gan nóng, mắt đỏ sưng đau.

Ngoài ra, mướp đắng còn có thể được làm thành nhiều món ngon khác như: canh mướp đắng nấu chả cá thác lác viên, canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua sống với ruốc bông, khổ qua xào trứng, mứt khổ qua…

Những ai không nên ăn mướp đắng?

tac dung cua muop dang 6
Một số người nên hạn chế hoặc không nên ăn mướp đắng - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của mướp đắng đối với sức khỏe rất phong phú, tuy nhiên một số người sau đây nên hạn chế hoặc không nên ăn mướp đắng để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe:

  • Những người thường xuyên bị đau đầu hoặc đau đầu kinh niên.
  • Những người bị bệnh hạ đường huyết.
  • Những người mẫn cảm với thành phần vicin có trong hạt mướp đắng.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Những người có những vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, dạ dày…

Trên đây là những tác dụng của mướp đắng mang lại cho sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên cũng như nhiều loại thực phẩm khác, chúng ta sử dụng sao cho hiệu quả nhất, không lạm dụng để mang lại kết quả như mong muốn, tránh gây tác dụng ngược đến sức khỏe.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

6 cách nấu cháo cá hồi cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm siêu ngon

Làm sao để bé phát triển khỏe mạnh, thông minh là một trong vô số trăn trở mà các bà...

5 nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh hay quên và cách khắc phục nhanh chóng

Tình trạng phụ nữ sau sinh hay quên do suy giảm trí nhớ có thể bắt đầu xuất hiện từ...

10 điều quan trọng khi nuôi con bằng sữa mẹ có thể bạn chưa biết

Năm 2001, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định thông điệp: "Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong...

Làm thế nào để ‘diệt’ mụn sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn?

Ai cũng nghĩ làn da em bé luôn mịn màng nhưng thực tế có đến 20% trẻ trên làn da...

Viêm hạch bạch huyết ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần lưu ý

Hạch bạch huyết phân bố trên toàn bộ cơ thể, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống miễn...

5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày

Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...

Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

18 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

18 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 9 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 9 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 9 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình