Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mà bố mẹ cần cảnh giác
Những nguyên nhân nào thường dễ khiến trẻ sơ sinh bị ngạt?
Nguyên nhân 1. Trẻ bú đêm
Có thể do ban ngày mẹ quá bận rộn hoặc cũng có thể do thao tác bất cẩn khi cho bé bú mà có thể gây tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt. Đặc biệt là những cữ sữa ban đêm của trẻ. Nếu trong quá trình bú sữa, em bé vừa ngậm vú mẹ vừa ngủ thiếp đi, đồng thời nếu mẹ cũng không phát hiện có thể gây nguy cơ bầu vú mẹ “chèn ép” mũi miệng của bé, thời gian dài gây ngạt thở.
Nguyên nhân 2. Trẻ bị ọc sữa
Ọc sữa là hiện tượng phổ biến ở mỗi trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vấn đề này nếu không được người lớn kịp thời phát hiện và xử lý có thể khiến lượng sữa chảy ngược vào phổi của bé, gây ra hiện tượng ngạt thở.
Nguyên nhân 3. Bố mẹ “đè” lên trẻ
Vấn đề cho bé ngủ chung giường với bố mẹ không hề hiếm gặp. Nhưng trong lúc ngủ, không ai có thể đảm bảo bản thân “ngoan ngoãn” nằm yên một chỗ, nếu đặt em bé quá gần thì khi ngủ say, bố mẹ có thể bất cẩn gác tay, chân lên người bé, nhất là đè lên mũi miệng hoặc ngực v.v… khiến trẻ sơ sinh bị ngạt.
Nguyên nhân 4. Trẻ mắc bệnh đường hô hấp
Các chuyên gia sức khỏe trên Familydoctor cho biết, một số căn bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ chẳng hạn như viêm khí quản, viêm phổi, viêm họng, cảm mạo v.v… đều khiến đường hô hấp tiết dịch nhiều hơn. Trẻ sơ sinh không biết cách “tống khứ” dịch tiết này ra bên ngoài khiến dịch tiết chảy ngược vào mũi, họng gây ra ngạt thở.
Ngoài ra, khi trẻ đã biết lật nhưng chưa đủ sức trở mình lại, nếu người lớn không sớm phát hiện cũng có thể khiến trẻ bị ngạt do mũi úp xuống chăn, nệm.
Bố mẹ nên xử lý thế nào khi trẻ sơ sinh bị ngạt?
Trong tình huống trẻ bị ngạt thở ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể cấp cứu bằng cách dùng ngón tay nhẹ nhàng ấn vào gót chân của trẻ, đồng thời dùng kim kích thích huyệt nhân trung giúp trẻ tự động hô hấp trở lại.
Tuy nhiên, tuyệt đối không đổ rượu hay nước lạnh vào bất cứ bộ phận nào của bé như những lời truyền miệng. Hoặc như hành động cầm ngược hai chân của trẻ rồi vỗ vào lưng, mông cũng là cách làm phản khoa học, thậm chí có thể gây xuất huyết nội.
Nếu trẻ sơ sinh bị ngạt nghiêm trọng thì không nên tự xử lý, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.
https://baby.familydoctor.com.cn/a/201904/2546675.html
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.