Những bộ phận của trái cây và rau củ thường bị bỏ đi nhưng thực chất lại ăn được và rất giàu dinh dưỡng
Dưới đây là một số bộ phận của các loại thực phẩm quen thuộc mà bạn chưa từng biết là có thể ăn và thêm vào thực đơn ăn uống.
1. Lá củ cải đường
Thông thường, mọi người thường mua phần củ cải đường đỏ ngọt. Thế nhưng phần rau lá xanh của củ cải đường cũng rất tươi ngon. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, rau xanh củ cải đường có nhiều protein và chất xơ hơn so với một mình củ cải đường.
Bạn có thể ăn lá của củ cải đường với lượng như các loại rau lá xanh khác. Đun nóng dầu ô liu và phi tỏi trong chảo, cho rau xanh đã cắt nhỏ vào xào. Bạn có thể thử thưởng thức món từ lá của củ cải đường.
2. Lá tỏi tây (hành boa rô)
Nếu bạn đã từng nấu món ăn có sử dụng tỏi tây, chắc bạn cũng nhận được chỉ dẫn là “chỉ lấy phần màu trắng và xanh nhạt”. Vậy phần lá xanh đậm hơn thì sao?
Linda Ly, người sáng lập trang web Garden Betty và là tác giả của cuốn sách The No-Waste Vegetable Cookbook: Recipes and Techniques for Whole Plant Cooking cho rằng phần tỏi tây này bị bỏ đi vì lý do thẩm mỹ. Đôi khi phần lá bị đập và trông không được ngon miệng. Nhưng tất cả những gì cần làm là bóc đi một vài lá dập bên ngoài và rửa sạch. Sau đó, bạn có thể sử dụng phần lá xanh đậm để nấu như phần màu trắng.
3. Lá củ cà rốt
Cà rốt đóng túi ở siêu thị thường không có phần ngọn màu xanh nhưng cà rốt ở chợ nông sản thường có. Phần rau xanh này hoàn toàn có thể ăn được, mặc dù chúng không có mùi vị giống cà rốt. Lá cà rốt giàu chất xơ và các vitamin như C, D, E.
Linda Ly sử dụng lá cà rốt để làm món salad của cô. Để làm món salsa từ lá cà rốt, bạn có thể thử công thức của Linda. Hãy thái nhỏ phần rau xanh và trộn chúng trong hỗn hợp dầu ô liu và giấm rượu vang đỏ. Thêm nhiều tỏi băm nhỏ và ớt đỏ để vừa ăn.
4. Thân và lá bông súp lơ xanh
Phần bông súp lơ xanh được rất được yêu thích nhưng phần thân của nó cũng rất ngon. Bạn chỉ cần gọt bỏ lớp cứng bên ngoài phần cuống, phần thịt bên trong có thể được nấu như bông cải xanh.
Lá súp lơ xanh có hàm lượng beta-caroten cao cũng như giàu vitamin A và C. Bạn có thể chế phần lá của súp lơ xanh bằng cách phết một ít dầu ô liu lên lá và xếp lên chảo, sau đó nướng trong lò nóng hoặc nồi chiên không khí cho đến khi giòn.
Một cách đơn giản hơn là bạn có thể xào phần thân và lá của súp lơ xanh để có một món rau xào cho bữa ăn.
5. Vỏ chuối
Có một sự thật là bạn có thể ăn vỏ chuối. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thực phẩm Chức năng vào tháng 1 năm 2018, các hợp chất phenolic được tìm thấy trong vỏ chuối rất giàu hợp chất chống oxy hóa và kháng khuẩn.
Bạn có thể tập ăn vỏ chuối bằng cách thêm một ít vào sinh tố của mình. Chỉ cần rửa sạch và cắt nhỏ một ít vỏ từ một quả chuối chín và cho vào máy xay cùng với chuối hoặc các nguyên liệu yêu thích khác để tạo thành món sinh tố giàu dinh dưỡng.
6. Vỏ khoai tây
Linda Ly cho biết có rất nhiều chất xơ trong vỏ khoai tây. Vỏ khoai tây là nguồn giàu kali và chất xơ, đồng thời cũng chứa vitamin B3 giữ cho hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và làn da khỏe mạnh.
Bạn có thể trộn vỏ khoai tây với dầu ô liu và nướng trong lò nướng khoảng 200oC trong khoảng 15 phút.
7. Cùi trắng và vỏ của dưa hấu
Vỏ dưa hấu là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin như A, B, C và một số chất dinh dưỡng khác như kali, chất xơ, …
Chắc bạn đã từng nghe đến món vỏ dưa hấu ngâm. Thế nhưng đó không phải là cách sử dụng duy nhất của phần trái cây thường bị bỏ đi này.
Bạn có thể nấu một số món khác từ vỏ dưa hấu như vỏ dưa hấu xào, nộm vỏ dưa hấu, vỏ dưa hấu nấu canh, …
8. Cuống lá cải xoăn
Rất nhiều người yêu thích cải xoăn nhưng hầu như có rất ít người thích phần cuống của nó. Hầu hết những người nấu ăn tại nhà đều cắt bỏ phần cuống dai và quăng hoặc ủ chúng thành phân bón hữu cơ. Đó là một điều đáng tiếc vì phần cuống lá cải xoăn chứa chất chống oxy hóa, tăng cường và bổ sung vitamin A.
9. Lõi quả táo
Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 7 năm 2019 trên tạp chí Frontiers in Microbiology, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng táo chứa khoảng 100 triệu vi khuẩn, hầu hết trong số chúng đều có lợi, và 90% trong số đó nằm trong lõi của quả táo. Phần lõi có thể dai hơn một chút so với phần còn lại của quả táo, nhưng nó hoàn toàn có thể ăn được.
Bạn có thể đã nghe nói rằng hạt táo có độc. Mặc dù chúng có chứa một loại độc tố gọi là amygdalin, chất này có thể giải phóng cyanua (một hợp chất cực độc có thể gây chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, co giật hoặc bất tỉnh, thậm chí là tử vọng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng cần tiêu thụ trên 80 hạt táo thì mới có khả năng đầu độc cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng nên bỏ hạt táo khi ăn phần lõi táo.
10. Vỏ hành tây
Lớp vỏ hành tây màu vàng mang lại màu sắc và hương vị tuyệt vời cho món ăn. Bạn có thể sử dụng vỏ hành tây để nấu trong các món súp và món hầm.
Trong vỏ hành tây chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ ung thư và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Lượng chất xơ trong vỏ hành tây cũng giúp cho làn da tươi trẻ, đặc tính chống vi khuẩn giúp ngăn ngừa bệnh loét dạ dày.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...