Mùa lạnh ăn cháo nóng "ấm lòng" nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này kẻo sinh bệnh, hối hận không kịp
Cháo là loại thực phẩm bán lỏng nên có thể dễ dàng nhanh chóng đi vào ruột non mà không cần phải nhai quá nhiều, đồng thời nhu động dạ dày xử lý dễ dàng phân hủy thành glucose. Như vậy, cơ thế của chúng ta có thể nhanh chóng hấp thụ và bổ sung năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Đây là món ăn rất phù hợp cho trẻ em, người già và những người có chức năng tiêu hóa sau phẫu thuật kém, nhu động dạ dày không đủ và ít tiết axit dạ dày. Họ có thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu giúp giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa và cải thiện sức khỏe của dạ dày. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên phạm phải những sai lầm này khi ăn cháo tránh gây hại cho sức khỏe.
1. Ăn cháo trong thời gian dài
Mặc dù, bạn luôn giữ thói quen ăn cháo đúng cách và vừa phải đem lại nhiều tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe dạ dày. Nhưng nếu như thời gian ăn cháo kéo dài trong cả 3 bữa chính trong một ngày thì không chỉ đem đến kết quả hoàn toàn ngược lại mà còn có thể gây nên những tổn thương nhất định cho dạ dày. Nguyên nhân là bởi, cháo là món ăn dễ nuốt chúng ta không phải nhai quá nhiều khiến cho hành động nhai và sự tiết nước bọt bị giảm. Điều này không có lợi cho hệ tiêu hóa và việc hấp thụ thức ăn hiệu quả do nhiều enzyme trong nước bọt đóng vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu.
Bên cạnh đó, khi ăn, thức ăn bán lỏng này sẽ đi trực tiếp vào dạ dày khiến cho tốc độ làm rỗng dạ dày được đẩy nhanh hơn cũng như thời gian lưu trữ thức ăn trong dạ dày cũng bị rút ngắn lại. Theo thời gian, nhu động dạ dày sẽ ngày một bị yếu đi và chức năng tiêu hóa tự nhiên dần bị suy giảm.
Ngoài ra, việc tiêu thụ cháo trong một thời gian dài có thể làm tăng thể tích và trọng lượng của dạ dày dễ dàng trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, bạn lại không có thói quen tập thể dục đúng cách sau khi ăn cháo còn có thể dễ dàng gây ra tình trạng chảy xệ dạ dày. Vì vậy, dù cháo có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên ăn chúng trong một thời gian dài.
2. Ăn cháo không được ninh kỹ
Việc ăn cháo ninh không kỹ cũng giống như ăn cơm chan nhiều nước mà không nhai vậy, ăn rất dễ vào nhưng nếu như ăn trong một thời gian dài sẽ làm giảm nước bọt khiến cho men tiêu hóa trực tiếp đi vào dạ dày. Hơn nữa, các hạt cháo nếu không được ninh kỹ thường có độ cứng nhất định, làm tăng sự kích thích tiết dịch dạ dày ít hơn và gây gánh nặng lên chức năng tiêu hóa của dạ dày, làm loãng axit dạ dày không có lợi cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, việc ăn cháo như vậy cũng sẽ không đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và dinh dưỡng cho cơ thể.
Những lưu ý cần nhớ khi ăn cháo
- Người bệnh dạ dày nên ăn cháo từ từ
Sau khi ăn cháo, nhiều người mắc các bệnh về dạ dày thường cảm thấy bụng ấm và trở nên dễ chịu hơn rất nhiều nên dùng chúng thường xuyên với suy nghĩ rằng chúng rất bổ dưỡng đối với cơ thể. Điều này tuy đúng nhưng lại hơi phiến diện, nếu như bạn ăn cháo trong một thời gian dài như vậy mà không có chú ý đến chế độ ăn uống thích hợp sẽ dễ dẫn đến tình trạng không đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Không những thế, vì cháo là món ăn không phải nhau chậm nên không thể thúc đẩy quá trình bài tiết của tuyến nước bọt trong miệng - tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Hơn nữa, sau khi cháo có hàm lượng nước cao đi vào dạ dày sẽ làm loãng axit dịch vị khiến quá trình giãn nở dạ dày bị đẩy nhanh, hoạt động của dạ dày cũng trở nên chậm hơn không có lợi cho tiêu hóa. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả, khi ăn cháo những người bị các bệnh về dạ dày nên ăn một cách từ từ.
- Người bệnh gout tránh ăn cháo ninh xương
Dù việc hầm xương có thể làm tăng hương vị cho món cháo, nhưng hàm lượng purin trong canh xương khá cao, không phù hợp cho những người bị bệnh gout vì có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
- Không nên cho trẻ ăn cháo dài ngày
Giai đoạn tăng trưởng và phát triển của trẻ rất quan trọng nên cơ thể sẽ có nhu cầu cao hơn về chất đạm chất lượng cao. Nếu mẹ thường xuyên cho trẻ ăn cháo có thể sẽ làm chậm sự phát triển và tăng trưởng lành mạnh của cơ thể trẻ vì món ăn này có thành phần dinh dưỡng không cao.
Hơn nữa, nhiều cha mẹ còn có thói quen ninh xương lợn, xương gà... lấy nước để nấu cháo vì cho rằng sẽ làm tăng thêm chất và bổ sung canxi cho con. Nhưng trên thực tế, trong nước xương có chứa rất ít đạm, thậm chí chúng chỉ có thể đáp ứng được 1/30 nhu cầu đạm mỗi ngày của trẻ mà thôi.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...