Mẹo chọn vải ngon 'bách phát bách trúng', cùng chiêu bảo quản vải tươi ăn quanh năm
Hàng năm, vải ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín cây vào tháng 6. Giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 là lúc vải chín rộ và được thu hoạch. Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch thường ngắn, chỉ khoảng 2 tuần nên cứ đến tầm thời điểm này, ta lại chứng kiến cảnh tượng những xe vải thi nhau nối tiếp từ nhà vườn lên thành phố, đến các chợ nông sản, siêu thị, nơi thu mua để tập kết.
Người tiêu dùng khi chọn mua vải luôn lự chọn những quả đẹp mắt, tươi và chưa rụng cành để mua cho gia đình. Nhưng liệu cách mua này đã đúng? Theo thông tin của chị Hà Ly Trần đăng trên nhóm Yêu Bếp, chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách chọn vải chuẩn hạt nhỏ, ngon ngọt và cách bảo quản, cấp đông vải thật đúng cách.
Chọn vải dựa vào vỏ ngoài
Khi chọn vải, dù là mua trong siêu thị, chợ hay của các cô bán hàng rong thì nên ưu tiên lựa chọn những chùm vải nhỏ vừa phải. Cành của quả vải nhỏ và dẻo. Tránh mua những quả vải cành đã khô, vỏ có đốm khô. Đặc biệt những quả có đốm nâu (vết thâm) ở cuống thì không nên mua vì quả như vậy dễ bị sâu đầu.
Quả vải càng tươi, khi sờ vào thì vỏ sẽ có tính đàn hồi nhưng mềm vừa phải. Vỏ có màu hồng ửng, gai nhẵn là dấu hiệu của một chùm vải tươi ngon, dày cùi, hạt nhỏ.
Dựa vào hương vị bên trong quả vải
Nếu mua ở chợ hoặc các gánh hàng, bạn sẽ có cơ hội được nếm thử vải. Những quả tươi ngon khi bóc ra thường có vỏ mỏng và mềm. Khi ăn, cảm nhận được quả vải căn mọng, ráo tay, vị thơm ngọt, hạt bé.
Đối với fan của vải ngọt, nên chọn mua vải Thanh Hà vì vải rất thanh, hậu vị hoàn toàn không có cảm giác chua như những loại vải được trồng ở nơi khác.
Cách bảo quản và cấp đông quả vải
Vải sau khi mua về, cắt phần cuốn nhưng để lại tầm 1cm ở phần núm rồi thả vào chậu nước. Khi rửa vải nên rửa nhanh, chú ý không ngâm vì sẽ làm vải bị úng nước.
Sau khi đã rửa sạch, đặt vải vào rổ để ráo nước. Để tránh trường hợp bỏ quên mà không sợ vải khô, nên dùng một chiếc khăn mỏng hoặc rổ kín đậy lên bề mặt rổ vải.
Khi vải đã khô hoàn toàn là đến công đoạn cất và bảo quản vải. Chia vải thành những phần vừa ăn rồi cất vào hộp nhựa, đậy kín, cất ngăn mát tủ lạnh. Với cách làm này, vải sẽ không bị sâu thối và giữ được lớp vỏ tươi, đồng thời hương vị sẽ ngon ngọt như mới mua được nhiều tuần.
Đối với những gia đình mua vải với số lượng nhiều để dùng quanh năm thì cấp đông vải là một ý tưởng hay. Trước khi cấp đông nên bóc vỏ 1/2 quả vải, dùng kéo cắt quanh núm, kẹp nhẹ vào hạt rồi kéo hạt ra rồi bóc nốt lớp vỏ còn lại ra.
Xếp vải đã sơ chế sạch sẽ vào hộp rồi xếp vào ngăn đá tủ lạnh. Khi cần dùng chỉ việc ra đông và chế biến là xong. Đối với vải đã cấp đông có thể chế biến thành nhiều món như trà vải, chè khúc bạch hay vải elsa đều được.
Nguồn thông tin và hình ảnh: Hà Ly Trần
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ?
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của xương, mắt, giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ ung thư.
Ăn dứa mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
Ăn dứa mỗi ngày và đưa dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày cùng thực phẩm khác có thể gián tiếp góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe sinh sản.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?