Lợi ích tuyệt vời từ hạt chia, siêu thực phẩm giàu Omega-3 và protein
Hạt chia là gì? Hạt chia có xuất xứ từ đâu?
Hạt chia (Salvia hispanica) là loại hạt nhỏ của một loài thực vật có hoa thuộc họ bạc hà. Chúng có nguồn gốc từ các khu vực của Mexico và Guatemala nhưng được trồng phổ biến ở nhiều khu vực ở Bắc và Nam Mỹ.
“Chia” có nghĩa là “sức mạnh” trong ngôn ngữ của người Maya, và hạt chia được gọi là “thực phẩm của những người chạy bộ” vì những người chạy bộ và các chiến binh sẽ sử dụng chúng để nạp năng lượng khi chạy đường dài hoặc trong trận chiến. Các chiến binh Aztec đã ăn chúng để cung cấp năng lượng và giữ sức bền, họ cho rằng chỉ cần một thìa là có thể duy trì năng lượng trong 24 giờ.
Hạt chia thường rất dễ tiêu hóa khi được chế biến đúng cách và là một thành phần có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều công thức nấu ăn. Thêm vào đó, hạt cung cấp một danh sách dài các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm:
- Chất xơ
- Chất đạm
- Mangan (khoáng chất hỗ trợ phát triển xương và cơ
- Canxi
- Chất chống oxy hóa
- Axit béo omega-3
Hạt chia còn chứa một số vitamin A, vitamin B, vitamin E và vitamin D, cộng với các khoáng chất như sắt, iot, maggie, đồng, niacin (vitamin B3) và thiamine (vitamin B1).
Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng hạt chia có lợi ích lớn hơn so với những gì các nhà khoa học nhận thấy ban đầu. Chúng được phát hiện có tác dụng giúp làn da khỏe mạnh, giảm các dấu hiệu lão hóa, hỗ trợ hệ tiêu hóa và xây dựng xương chắc khỏe hơn.
Hạt chia cũng đã được sử dụng vì các đặc tính chữa bệnh mạnh mẽ của nó trong nhiều ngành y học cổ truyền trong nhiều thế kỷ. Theo Ayurveda, hạt chia có thể giúp nuôi dưỡng máu và thúc đẩy tiêu hóa đều đặn nhờ khả năng hấp thụ nước trong đường tiêu hóa, tạo thành một chất giống như gel. Chúng cũng có thể làm giảm viêm, tăng cường sức khỏe của thận và hỗ trợ quá trình hydrat hóa thích hợp.
Những lợi ích vàng của hạt chia
1. Hỗ trợ làn da khỏe mạnh
Hạt Chia chứa nhiều chất chống oxy hóa, là những hợp chất chống lại tác hại của các gốc tự do và ngăn ngừa stress oxy hóa, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo mô và bảo vệ da khỏi tổn thương.
Các nhà nghiên cứu từ Mexico gần đây đã phát hiện ra rằng trong hạt chia có tổng nồng độ chất chống oxy hóa cao hơn gần hai lần so với báo cáo trước đây. Trên thực tế, hoạt động chống oxy hóa có trong hạt chia đã được chứng minh là ngăn chặn tới 70% hoạt động của các gốc tự do.
Là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất trên thế giới, việc thêm hạt chia vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp chống lão hóa sớm và bảo vệ tế bào da khỏi những tác hại như tia cực tím và môi trường.
2. Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Hạt chia chứa nhiều chất xơ. Có gần 11 gam chất xơ trong 28 gram hạt chia. Điều này có nghĩa là chỉ cần thêm 28 gram hạt chia vào bữa ăn hàng ngày của bạn là đã có thể cung cấp một lượng lớn 44% nhu cầu chất xơ cho cả ngày.
Vì hàm lượng chất xơ phong phú,hạt chia có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Chất xơ cũng hoạt động như một prebiotic để cung cấp nhiên liệu cho lợi khuẩn trong đường ruột. Chất xơ cũng hấp thụ một lượng nước tốt và giãn nở trong dạ dày, giúp bạn no lâu hơn.
3. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ và chất béo có lợi cho tim, hạt chia đã được chứng minh là có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch theo một số cách.
Một trong những tác dụng mạnh mẽ nhất là nó có khả năng giảm viêm và giảm một số yếu tố nguy cơ của bệnh tim, chẳng hạn như cholesterol cao và huyết áp. Bị Viêm có thể gây căng thẳng thêm cho các mạch máu và được cho một phần nguyên nhân gây ra bệnh tim cùng với một loạt các bệnh mãn tính khác.
Hạt chia có nhiều axit béo omega-3, thậm chí trong mỗi gram hạt chia còn nhiều omega-3 hơn một gram cá hồi. Omega-3 có tác dụng bảo vệ tim bằng cách giảm huyết áp, mức cholesterol và chứng viêm. Trong khi đó, chất xơ có trong hạt chia có thể giúp quản lý mức cholesterol và giữ cho các động mạch thông thoáng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
4. Cân bằng lượng đường trong máu
Giàu axit alpha-linolenic và chất xơ là bằng chứng từ một số nghiên cứu cho thấy hạt chia có thể giúp duy trì lượng đường trong máu bình thường và chống lại sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2 và kháng insulin.
Các nghiên cứu trên động vật và con người đã phát hiện ra rằng việc thêm hạt chia vào chế độ ăn nhiều đường giúp ngăn ngừa những thay đổi về lượng đường trong máu và mức lipid.
5. Tăng cường năng lượng và hiệu suất tập thể dục
Hạt chia thường được sử dụng bởi các vận động viên để nạp carbohydrate như một chiến lược giúp tối đa hóa việc lưu trữ glycogen trong cơ và gan để tối ưu hóa độ bền và tăng hiệu suất tập luyện.
Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng protein trong hạt chia cao nhất trong số các loại hạt và ngũ cốc, có khả năng giúp xây dựng khối lượng cơ và tăng sức mạnh. Tiêu thụ protein như một bữa ăn sau khi tập luyện có thể hỗ trợ việc tái tạo mô và cũng có thể tạo cơ mới để tăng tốc thời gian phục hồi giữa các buổi tập.
6. Xây dựng xương chắc khỏe hơn
Chia có thể giúp tăng cường sức khỏe của xương và bảo tồn mật độ xương trong khi giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như loãng xương. Điều này là do hạt chứa nhiều canxi và mangan, hai khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe của xương.
Với khoảng 99% lượng canxi trong cơ thể được lưu trữ trong xương, canxi đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh và mật độ xương. Mangan cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa xương, với các nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng này có thể làm giảm quá trình tiêu xương và giảm sự hình thành xương. 28 gram hạt chia chứa 18% lượng canxi bạn cần trong một ngày đồng thời đáp ứng 30% nhu cầu mangan hàng ngày của bạn.
7. Hỗ trợ giảm cân
Hạt chia rất giàu protein thực vật. Đó là lý do tại sao chúng rất tốt để tiêu thụ cho những người đang cố gắng tăng cơ nạc, đốt cháy chất béo, kiểm soát cơn đói và thèm ăn.
Ví dụ, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy rằng việc tăng lượng protein chỉ bằng 15% lượng calo hàng ngày dẫn đến giảm đáng kể năng lượng ăn vào và cảm giác thèm ăn. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng hạt chia có thể giúp giảm mức độ ghrelin và hormone chịu trách nhiệm kích thích cảm giác đói.
8. Chống lại sự phát triển của ung thư
Hạt chia rất giàu axit alpha-linolenic (ALA), một loại axit béo omega-3 có khả năng chống ung thư.
Một nghiên cứu được công bố trênTạp chí Hóa sinh phân tử cho thấy chất ALA giúp hạn chế sự phát triển của cả tế bào ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nó phá hủy tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh bình thường trong cơ thể.
9. Tăng cường sức khỏe răng miệng
Bởi vì hạt chia có đầy đủ canxi, phốt pho, vitamin A và kẽm nên chúng giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.
Canxi là thành phần cấu tạo của răng và cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng. Trong khi đó, kẽm ngăn ngừa cao răng bằng cách giữ cho mảng bám không bị khoáng hóa trên răng và có tác dụng kháng khuẩn giúp ngăn chặn vi trùng gây hôi miệng. Vitamin A và phốt pho cũng rất quan trọng để có một hàm răng chắc khỏe và một khuôn miệng khỏe mạnh.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế bạn đã biết ăn bánh mì thường xuyên có những lợi ích và tác hại gì?