Rau lang còn được gọi với các tên phiên chử, cam thử... là bộ phận thân và lá của cây khoai lang, một loại cây thân thảo, củ của nó là loại củ quen thuộc với người dân Việt Nam. Tương tự như các loại rau khác, rau lang có thể chế biến thành các món ăn quen thuộc theo các kiểu nấu như xào, luộc, nấu canh... vừa dễ ăn lại tốt cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Trong đông ý, rau lang là loại thảo mộc có tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, lợi mật, tăng cường thị lực, chữa vàng da.... Trong y học hiện đại, rau lang chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, riboflavin... những thành phần dinh dưỡng này tương tự như trong củ khoai lang.

Công dụng của rau lang đối với sức khỏe

Thanh nhiệt giải độc: Rau lang có tính mát, giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể, phù hợp với những người có triệu chứng nóng trong, viêm nhiễm, các bệnh do nhiệt gây ra. Vì vậy, rau được sử dụng để giảm nhiệt, mát gan, giúp cơ thể thải độc tố, giảm bớt tình trạng mụn nhọt hay rôm sảy.

Giảm nguy cơ loãng xương: Đối với những người phụ nữ sau mãn kinh, do hàm lượng canxi trong xương mất cân bằng nên có thể gây ra các nguy cơ bị loãng xương. Việc bổ sung vitamin K có từ rau khoai lang sẽ giúp bạn cân bằng lại lượng canxi trong xương. Ngoài ra, khi kết hợp vitamin D với vitamin K thì nó có thể giúp người bị gãy xương sẽ mau hồi phục.

Ảnh minh họa: Internet

Tăng miễn dịch, phòng ung thư: Rau lang chứa các chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, từ đó tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, ngăn ngừa ung thư. Việc ăn rau lang thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống được nhiều bệnh tật.

Giúp đông máu và giảm đau bụng trong kỳ kinh: Ngoài những tác dụng trên của vitamin K, nó còn có khả năng hỗ trợ đông máu, từ đó giúp cơ thể hồi phục vết thương nhanh cũng như là giảm đau bụng kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể bị xuất huyết nếu như cơ thể thiếu vitamin K. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung vitamin K thông qua việc ăn rau khoai lang thường xuyên.

Kích thích tiêu hóa: Ăn rau lang hỗ trợ tăng cường chức năng tỳ vị, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Hàm lượng chất xơ cao giúp tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân dễ dàng đẩy ra ngoài, từ đó phòng ngừa và điều trị táo bón.

Các lưu ý khi ăn rau lang

Không ăn quá nhiều rau lang: Trong rau lang chứa lượng canxi khá lớn, nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thừa canxi, dễ dẫn đến sỏi thận.

Ảnh minh họa: Internet

Tuyệt đối không được ăn rau lang khi đói: Trong rau lang có chứa các thành phần nếu ăn vào khi đói có thể gây giảm đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Nên ăn rau lang chín: Rau lang chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng không nên ăn rau lang sống dễ gây ra táo bón, nên luộc hoặc xào chín trước khi ăn.

Nên kết hợp với thực phẩm khác: Kết hợp với các loại thực phẩm khác như thịt heo, tỏi... để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn.