Chứng rối loạn lo âu xã hội là gì?

Hội chứng rối loạn lo âu xã hội là trạng thái sợ hãi quá mức không có nguyên nhân mà do chủ quan của người bệnh. Triệu chứng này khiến cho bệnh nhân lo lắng và nhút nhát với hầu hết các môi trường xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh để ý đến nhận xét, đánh giá của người khác từ đó ảnh hưởng nhiều đến tâm lý bản thân.

Hội chứng rối loạn lo âu ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Rối loạn lo âu có thể thay đổi cuộc sống bởi nó hạn chế khả năng người bệnh tương tác với mọi người xung quanh. Một số người còn xuất hiện cảm giác sợ hãi khi gặp bạn bè, đồng nghiệp và các mối quan hệ khác gây gián đoạn cuộc sống hàng ngày.

Biểu hiện của rối loạn lo âu

Biểu hiện chủ yếu của hội chứng rối loạn lo âu thường nhận biết rõ nhất ở 4 yếu tố sau đây:

Cảm xúc

Người mắc hội chứng này thường hay lo lắng và căng thẳng mà không rõ nguyên nhân. Nỗi sợ hãi của người bệnh rất mơ hồ và họ không có khả năng kiểm soát hành động bản thân.

Tư duy

Người bệnh tập trung suy nghĩ về những điều nguy hiểm rình rập quanh mình và gia đình. Đặc biệt suy nghĩ về những ký ức không tốt hoặc luôn đề cập đến các triệu chứng bệnh tật của bản thân. Ngoài ra, họ còn cảm thấy trống rỗng và không thể nghĩ đến bất kỳ điều gì.

Người bệnh thường có những suy nghĩ tiêu cực và cảm giác lo lắng với mọi thứ xung quanh mình - Ảnh minh họa: Internet

Hành vi

Người mắc hội chứng rối loạn lo âu luôn cảm thấy bồn chồn, đứng ngồi không yên hoặc không tập trung vào một vấn đề nào đó dù rất đơn giản. Họ thường trốn tránh những tình huống hay sự trải nghiệm mà làm bản thân sợ hãi trước đó. Vì thế, nhiều người chọn cách uống rượu, bia thậm chí là dùng ma túy để giảm bớt cảm giác lo âu.

Triệu chứng trên cơ thể

Hội chứng này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh và tác động trên tất các cơ quan như tim (hồi hộp, tăng huyết áp, đau ngực, co thắt lồng ngực,…), dạ dày – ruột (buồn nôn, khô miệng, tăng nhu động ruột, trướng bụng, khó chịu,…), hô hấp (thở nhanh, cảm giác thiếu khí,…) và các rối loạn cơ thể khác,…

Biểu hiện thường thấy của chứng rối loạn lo âu là các cơ quan trên cơ thể bị ảnh hưởng xấu gây ra một vài bệnh lý cơ bản - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn lo âu

Hiện nay các chuyên gia chưa làm rõ được nguyên nhân chính gây ra hội chứng rối loạn lo âu. Tuy nhiên, họ cho rằng người bệnh có thể liên quan đến các chất hóa học trong não được gọi là các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, GABA (gamma-aminobutyric acid)

Ngoài ra, còn do sự phối hợp của những quá trình sinh học trong cơ thể, các yếu tố môi trường, môi trường sống hoặc nhân cách,… Nhiều người cảm thấy những nỗi lo của họ bắt nguồn từ thời thơ ấu nhưng cũng gặp lại lúc trưởng thành. Một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn lo âu khác như bệnh tật, stress, di truyền, tuổi thơ bất hạnh,…

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

Khi mắc chứng rối loạn lo âu kéo dài người bệnh thường phải đối mặt với các triệu chứng bệnh ở mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Tình trạng bệnh diễn biến xấu gây khó khăn cho việc điều trị.

Do đó, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và làm rối loạn hoạt động của các cơ quan chuyển biến sang một loạt các bệnh lý khác nhau như bệnh đột quỵ, tim mạch, đau tim,... Đặc biệt, làm nặng thêm các bệnh mạn tính như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường…

Cách chữa trị rối loạn lo âu trầm cảm

Dùng thuốc

Nhiều người mắc hội chứng rối loạn lo âu thường sử dụng thuốc trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Các loại thuốc này bao gồm thuốc chống trầm cảm 3 vòng và đa vòng, thuốc chống trầm cảm thế hệ mới,… Tuy nhiên, người bệnh cần nghe theo sự chỉ định của bác sĩ và không được tự ý ngưng dùng thuốc.

Uống thuốc trầm cảm là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu được nhiều người áp dụng nhất - Ảnh minh họa: Internet

Thời gian điều trị kéo dài tối thiểu từ 18 – 24 tháng. Điều này có thể khiến cho người bệnh gặp phải một vài tác dụng phụ đặc biệt là lệ thuộc thuốc. Do đó, để tăng hiệu quả điều trị được tốt hơn, bác sĩ thường kết hợp nhiều nhóm thuốc lại với nhau hoặc các loại thảo dược thiên nhiên nhằm hạn chế bệnh tái phát nhiều lần.

Liệu pháp điều trị tâm lý

Đây là hình thức trị liệu tâm lý mang lại hiệu quả khả quan nhất hiện nay. Cụ thể là các bác sĩ điều trị sẽ có những định hướng cho người bệnh suy nghĩ thực tế và tích cực hơn. Từ đó giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực.

Trị liệu tâm lý cùng bác sĩ giúp người bệnh nhanh chóng giảm bớt những căng thẳng, mệt mỏi - Ảnh minh họa: Internet

Phương pháp điều trị tập trung vào việc thực hiện các bước cụ thể để hỗ trợ người bệnh vượt qua sự lo lắng và trầm cảm của mình. Đặc biệt là giúp người bệnh đối mặt trực tiếp với nỗi sợ hãi của bản thân và đưa ra hướng khắc phục hiệu quả.

Tập kỹ thuật thư giãn

Người mắc hội chứng rối loạn này hãy thử tập yoga, thiền và tập thở. Việc tập thiền định trong khoảng từ 2 – 5 phút mỗi ngày có thể giảm bớt sự lo lắng và giúp tâm trạng cảm thấy tốt hơn. Do đó, hãy làm theo sự hướng dẫn sau:

  • Tập trung vào hơi thở
  • Tạo dựng trong tâm trí một hình ảnh đẹp hay một điều tích cực nào đó…
  • Lặp lại một từ mang tính chất tích cực hoặc câu đơn giản như “yêu”, “hạnh phúc”, “cuộc đời tươi đẹp”…

Tập thể dục

Người bệnh nên chọn một bộ môn thể thao yêu thích để tập luyện nhằm giảm bớt stress chẳng hạn như đi bộ, cầu lông, yoga, nhảy, tennis, hội họa,… Vận động cơ thể giúp tinh thần người bệnh cảm thấy phấn chấn hơn. Tuy nhiên, không nên vận động quá nhiều và mất sức trước giờ đi ngủ sẽ khiến cho giấc ngủ trở nên kém chất lượng.

Thường xuyên rèn luyện thể dục với những bộ môn thể thao vừa sức với bản thân để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Một số lưu ý cho người bệnh rối loạn lo âu

  • Cải thiện lối sống khoa học hơn như đảm bảo chế độ ăn uống dinh dưỡng và đầy đủ chất, lập kế hoạch học tập, làm việc phù hợp với thời gian nghỉ ngơi
  • Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục để tăng cường sức đề kháng tốt hơn
  • Nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường về tâm lý cần thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.
  • Tập thói quen ngủ đúng giờ và không lao động, làm việc quá sức
  • Không được lạm dụng việc uống thuốc trầm cảm quá liều. Vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ thông tin về hội chứng rối loạn lo âu cơ bản nhất. Qua đó, người bệnh cần phải xây dựng một lối sống lành mạnh để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng bệnh này.