Nội dung bài viết
Vùng bụng trên rốn còn được biết đến là vùng thượng vị hoặc vùng dưới mũi xương ức, hiện tượng ăn xong bị đau bụng trên rốn rất phổ biến, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chúng có thể là triệu chứng của một số bệnh quen thuộc thông thường nhưng cũng có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Do đó, nếu ăn xong, bạn thấy vùng bụng trên thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ, dữ dội kéo dài thì nên đến bệnh viện kiểm tra.
Nguyên nhân ăn xong bị đau bụng trên rốn
Do chất lượng thực phẩm
Một trong những nguyên nhân dẫn dẫn đến tình trạng ăn xong bị đau bụng trên rốn là do thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Nếu ăn nhầm thực phẩm bị ôi thiêu, nhiễm khuẩn, thực phẩm có chứa chất kích thích từ rượu, bia, cà phê hoặc chứa các thành phần gây dị ứng cho cơ thể sẽ gây ra tình trạng đau vùng bụng trên, đôi khi còn có biểu hiện đi ngoài, nôn ói.
Viêm dạ dày
Nếu khi ăn xong bạn bị đau bụng trên rốn kèm theo một vài triệu chứng như nôn ói, buồn nôn, ợ hơi nhiều, ăn nhanh no, đau tức bụng hoặc nặng hôn là nôn ra máu và đại tiện ra phân đen thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiến hành nội soi dạ dày. Những biểu hiện này rất có thể xuất phát từ bệnh viêm dạ dày, một bệnh lý nguy hiểm và đáng báo động.
Viêm loét đại tràng
Ăn xong bị đau bụng trên xuất phát từ nguyên nhân viêm loét đại tràng cũng có những biểu hiện tương tự như viêm dạ dày. Tuy nhiên chúng còn kèm theo một số biểu hiện khác như chướng bụng, đi ngoài hoặc đi ngoài không được.
Những cơn đau xuất phát từ nguyên nhân viêm loét đại tràng trong giai đoạn đầu thường xuất hiện ở tần suất ít nên người bệnh chủ quan và không quá để ý. Tuy nhiên nếu bỏ qua, các cơn đau sẽ ngày càng phát triển và không chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
Ngoài ra, tình trạng ăn xong bị đau bụng trên rốn còn được xem là triệu chứng của một vài bệnh lý quen thuộc như: bệnh túi mật, viêm gan siêu vi, viêm ruột thừa, viêm tụy cấp,...
Cách chữa đau bụng sau khi ăn
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn xong bị đau bụng trên rốn có rất nhiều. Nếu những trường hợp nặng phải tìm đến bác sĩ trị liệu thì những cơn đau nhẹ, âm ỉ bạn hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà bằng một vài bài thuốc dân gian dưới đây.
Chữa đau bụng trên rốn bằng lá bạc hà
Lá bạc hà từ xưa đến nay không chỉ được biết đến là loại rau gia vị mà chúng còn là bài thuốc dân gian quen thuộc, khả năng trị dứt điểm những cơn đau bụng từ lá bạc hà là vô cùng hiệu quả.
Để có được phương thuốc này, trước hết bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như: lá bạc hà, một nhánh gừng, tỏi băm, hạt thì là và ít tiêu đen. Đem tất cả đi xay nhuyễn và pha với nước ấm. Mỗi ngày uống 2 lần, thực hiện liên tục trong 2 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả.
Chữa đau bụng trên rốn bằng lá ổi
Theo quan niệm dân gian, để chữa trị dứt điểm tình trạng ăn cơm xong bị đau bụng trên, bạn ngắt búp ổi non chấm với muối hột và cho vào miệng nhai. Nếu là nam thì dùng 9 búp, còn nữ thì 7 búp.
Nếu thấy búp ổi khó nhai, bạn có thể dùng lá ổi phơi khô, sắc nước uống cùng với gừng hoặc vỏ quýt. Với phương pháp này, mỗi ngày nên uống từ 1 đến 2 lần và duy trì liên tục trong 1 tuần, cơn đau sẽ biến mất.
Chữa đau bụng trên rốn bằng mật ong
Mật ong không chỉ có tác dụng làm đẹp cho nhiều chị em phụ nữ mà đây còn là phương thuốc quý giúp làm giảm cơn đau bụng trên rốn hiệu quả, đặc biệt là cơn đau xuất phát từ viêm dạ dày.
Vào hai buổi sáng tối, pha 2 muỗng cà phê mật ong cùng 200 ml nước ấm để uống, thực hiện đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy hiệu quả. Bên cạnh đó, bài thuốc này còn có tác dụng an thần, rất tốt cho những người thường xuyên bị chứng mất ngủ.
Chữa đau bụng trên rốn bằng kim ngân hoa
Mặc dù các thành phần trong kim ngân hoa cũng có tác dụng tương tự như kháng sinh nhưng chúng lại không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Kim ngân hoa đem sắc nước uống hằng ngày sẽ giúp cải thiện nhưng cơn đau.
Đặc biệt, nếu muốn tăng thêm hiệu quả bạn có thể cho thêm một số loại thảo dược khác như nhân trần, hoàng bá, cây chỉ tiên hoặc bạch mao căn vào nấu cùng.
Cách chữa đau bụng trên rốn bằng gừng tươi tại nhà
Bạn chuẩn bị một nhánh gừng già, một nắm lá ngải cứu và hai quả trứng gà. Gừng già cạo sạch vỏ, rửa với nước và thái thành từng lát mỏng, ngải cứu cũng rửa sạch, còn trứng thì luộc chín và bóc vỏ.
Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu khoảng 15 đến 20 phút, múc ra dùng ngay khi còn nóng. Phương thuốc dân gian này sẽ giúp cắt cơn đau bụng trên rốn hiệu quả.
Đau bụng trên rốn nên ăn và kiêng những loại thực phẩm nào?
Tương tự như nhiều bệnh khác, để điều trị dứt điểm tình trạng ăn xong bị đau bụng trên, ngoài việc dùng thuốc bạn cần xây dựng thực đơn ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Đau bụng trên rốn nên ăn gì?
Thực phẩm giàu tinh bột: Cơm, yến mạch, khoai tây,... là những thực phẩm giàu tinh bột, chúng có khả năng bao phủ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, từ đó giảm các cơn đau bụng. Đồng thời, những thực phẩm giàu tinh bột còn giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu lỏng vì hàm lượng chất xơ thấp.
Các loại rau xanh: Rau xanh chứa nhiều chất xơ giúp tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày và làm giảm những cơn đau bụng.
Sữa chua: Các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp cân bằng các vi khuẩn có trong dạ dày, vì thế mà đây được xem là thực phẩm vô cùng tốt đối với người thường xuyên bị đau bụng trên rốn.
Ăn xong bị đau bụng trên rốn nên kiêng gì?
Những món ăn nhiều dầu mỡ được xem là kẻ thù số một của người thường bị đau bụng trên rốn. Các loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo khó tiêu, gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa cũng như dạ dày.
Hạn chế những thực phẩm tươi sống như gỏi cá, tiết canh, nem chạo hoặc một số đồ muối như dưa chua, dưa cà,... vì những thực phẩm này rất dễ gây kích thích đường ruột.
Bên cạnh đó bạn cũng nen hạn chế tối đa những thức uống chứa cồn hoặc các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas,... Buổi tối trước khi đi ngủ không nên ăn quá no.
Ăn xong bị đau bụng trên là hiện tượng rất thường gặp, chúng xuất phát từ nhiều nguyên nhân và mỗi nguyên nhân sẽ có những biểu hiện cơn đau khác nhau. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe, khi thấy cơn đau thường xuyên xuất hiện nên đến cơ sơ y tế để thăm khám.