Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi để thích nghi với việc có một cá thể sống trong cơ thể. Những thay đổi này sẽ rõ rệt nhất ở những thái cuối của thai kỳ vì đây là thời điểm thai nhi đã lớn, trọng lượng tăng lên khiến quá trình lưu thông máu lên não trở bị cản trở, dẫn đế chứng đau đầu. Ngoài ra, một số bệnh nội khoa như viêm xoang, do mẹ bầu quá lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ nhiều trong thai kỳ cũng dẫn đến tình trạng đau đầu.

Bên cạnh đó, tình trạng ốm nghén nặng, cảm cúm, mệt mỏi, chế độ ăn uống uống hay việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... cũng là tác nhân dẫn đến đau đầu. Những điều này không những gây đau đầu mà còn gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Trong những tháng cuối thai kỳ, sự phát triển của thai nhi làm cản trở quá trình lưu thông của máu lên não khiến mẹ bầu hay bị đau đầu. (Ảnh minh họa: Internet)

Vậy đau đầu khi mang thai những tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không?

Đau đầu là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể nhưng đói với bà bầu đang mang thai những tháng cuối trong nhiều trường hợp lại gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Théo đó, các cơn đau đầu sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi dẫn đến tình trạng chán ăn, bỏ ăn, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần. Ngoài ra, chứng đau đầu khi mang thai những tháng cuối có thể là dấu hiệu của bệnh cao huyết áp, và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật. 

Thông thường, tiền sản giật xuất hiện vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ nhưng không loại trừ trường hợp mẹ bầu mắc tiền sản giật nặng và kéo dài. Vì vậy, khi bà bầu bị đau đầu kèm với các triệu chứng như phù nề, xuất hiện protein trong nước tiểu thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ bởi thai phụ có nguy cơ mắc tiền sản giật, nhiễm độc huyết,…

Cách phòng tránh đau đầu 3 tháng cuối thai kỳ 

Cần có một chế độ ăn uống hợp lý, hấp thụ nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm dinh dưỡng như protein, canxi, magie, sắt, axit folic,… Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia và các loại đồ uống độc hại khác.

Hạn chế làm việc quá nhiều mà nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ nghỉ đúng khoa học. Bên cạnh đó, cần ngủ đủ giấc, điều chỉnh tư thế phù hợp khi ngồi, ngủ, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Luyện tập một vài động tác đơn giản, hít thở sâu giúp mẹ bầu giảm chứng đau đầu hiệu quả. (Ảnh minh họa: Internet)

Thường xuyên vận động cơ thể bằng một vài động tác đơn giản, thở sâu. Trường hợp bị đau, mẹ bầu có thể massage vùng vai, cổ, thái dương sẽ giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Ngoài ra, có thể chườm lạnh lên trán hoặc sau gáy hoặc có thể vã nước lạnh lên mặt để các mạch máu co lại giúp giảm thiểu cơn đau.

Không được để cơ thể quá khát hoặc quá đói, để ngăn lượng đường giảm trong máu bạn nên ăn những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày thay vì ăn 3 bữa lớn.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng như cản trở giấc ngủ, kèm theo dấu hiệu sốt, đau bụng, đau răng, đau mắt,… thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn một cách tốt nhất.