Phụ Nữ Sức Khỏe

6 tuyệt chiêu giúp mẹ bầu 'thổi bay' cơn ốm nghén vào buổi sáng

Ốm nghén vào vào buổi sáng là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Điều này không chỉ làm mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

Ốm nghén là một trong số những hiện tượng sinh lý mà khá nhiều phụ nữ gặp phải trong thời gian mang thai, nhất là ở giai đoạn đầu của thai kì. Theo thống kê, có khoảng 80% thai phụ bị ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kì. Khi bị ốm nghén, mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, mất ăn mất ngủ, lo lắng, stresss... Thông thường, hiện tượng này sẽ thuyên giảm sau khoảng 3 tháng đầu mang thai, tuy nhiên, vẫn có một số mẹ bầu vẫn có triệu chứng này trong suốt thai kì, thậm chí ngay đến khi sinh em bé.

Theo đó, có rất nhiều phương pháp giúp mẹ bầu giảm cơn ốm nghén thai kỳ, sau đây là một số rất đơn giản giúp làm giảm cơn ốm nghén vào buổi sáng mà không cần đến sự hỗ trợ của thuốc. Tuy nhiên, cần lưu ý là những phương pháp này có thể có tác dụng với người này nhưng chưa chắc có tác dụng với người khác, do đó các mẹ bầu nên thử qua một số phương pháp khác nhau và lựa chọn phương pháp nào cảm thấy có hiệu quả nhất.

Cơn ốm nghén vào buổi sáng luôn khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. (Ảnh minh họa: Internet)
 

Vận động nhẹ nhàng

Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, mẹ bầu nên nằm nán lại một chút trước khi ra khỏi giường và sau đó nên nhanh chóng vận động cơ thể để hạn chế tình trạng ốm nghén. Theo đó, mẹ bầu có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng vì dụ như một số động tác yoga cơ bản dành cho bà bầu.

Việc tập luyện này sẽ giúp máu lưu thông, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt, từ đó sẽ hạn chế tình trạng nôn ói cho mẹ bầu. Trường hợp, mẹ bầu bị ốm nghén nặng vào buổi sáng thì bạn cũng nên dậy khỏi giường. Nếu không vận động được, bạn có thể hít thở một chút khí trời vào buổi sáng để dễ chịu hơn.

Giao tiếp với người xung quanh

Điều này không chỉ giúp tâm trạng bạn thoải mái mà còn khống chế cơn buồn nôn vào buổi sáng rất hiệu quả. Theo đó, khi thức dậy, mẹ bầu hãy thử trò chuyện với chồng để xua tan đi sự khó chịu trong cơ thể. 

Sử dụng tinh dầu thơm

Mẹ bầu có thể lựa chọn một số loại tinh dầu thơm tự nhiên để thư giản mỗi sáng. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lựa chọn những mùi hương nhẹ nhàng vì lượng estrogen thay đổi sẽ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các loại mùi khi mang thai. Theo đó, nếu mẹ bầu không thể mở cửa sổ hoặc ít có cơ hội ra ngoài trời thì có thể thử ngửi tinh dầu chanh, hoa hồng để tinh thần cảm thấy thoải mái hơn.

Ra khỏi giường và xận động nhẹ nhàng sau khi thức dậy sẽ giúp mẹ bầu hạn chế ốm nghén vào buổi sáng. (Ảnh minh họa: Internet)

Tìm hiểu nguyên nhân ốm nghén

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén vào buổi sáng của phụ nữ mang thai. Trong đó, có thể do mùi vị thức ăn hoặc nếu bạn cảm thấy trong người nôn nao vào lúc 9 giờ sáng, có thể là do môi trường làm việc của bạn thiếu không khí trong lành. Theo đó, khi thức dậy vào buổi sáng, mẹ bầu nên chọn những bữa sáng ít mùi hơn hoặc gần đến 9 giờ sáng nên ra ngoài hít thở không khí trước khi quay lại làm bất cứ công việc gì.

Chế độ ăn uống khoa học

Khi thức dậy vào buổi sáng, mẹ bầu không nên để dạ dày chống quá lâu bởi nó có thể khiến cơn ốm nghén đến nhanh hơn. Theo đó, nếu không thể nạp được những thức ăn thông thường thì mẹ hãy thử uống một tách trà gừng, một cốc nước chanh ấm hay ngậm kẹo bạc hà để làm cho dạ dày thích ứng trước. Sau đó, mẹ hãy ăn nhẹ một vài món như bánh quy, bánh mỳ, cháo trắng, sữa,…

Đặc biệt, mẹ bầu nên uống hỗn hợp mật ong và nước ép táo hòa chung vào một ly nước ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Hỗn hợp nước ép này giúp làm giảm cơn buồn nôn vào buổi sáng ngày hôm sau. Ngoài ra, chỉ nên uống các loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ vào buổi tối thay vì buổi sáng.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Khi thức dậy, mẹ bầu nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi bị nôn vì mùi khó chịu còn đọng lại trong miệng sẽ khiến bạn bị nôn tiếp. Ngoài ra nếu xuất hiện các dấu hiệu như: Nôn liên tục và ngày một nặng hơn, miệng, mắt và cả làn da bị khô, cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, không thể rời khỏi giường, không thể ăn bất kì một thức ăn nào suốt 24 giờ đồng hồ, đi tiểu ít hơn và nước tiểu có màu vàng sậm,... vào buổi sáng thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ vì nó báo hiệu tình trạng ốm nghén nặng, dễ gây nguy hiểm cho thai nhi.

Nam Phong (TH)

Tin liên quan

Bà bầu có kiêng thắp hương không: Hãy nghe giải thích của chuyên gia phong thủy

Thắp hương là phong tục truyền thống của người Việt trong các ngày rằm, mùng 1 hoặc lễ tết. Nhiều...

Bà bầu uống trà xanh có tốt không: Câu trả lời sẽ khiến chị em yên tâm sử dụng suốt thai...

Bài viết sẽ giúp bà bầu giải đáp thắc mắc uống trà xanh có tốt cho sức khỏe trong thai...

Bà bầu khỏi ngay chứng phù chân nhờ 3 món ăn bài thuốc đơn giản

Chứng phù chân ở bà bầu sẽ được cải thiện khi áp dụng những món ăn bài thuốc đơn giản...

Giải mã những bí ẩn về 'điềm báo trong giấc mơ' của bà bầu

Đã có rất nhiều bà bầu kể rằng họ thấy những điều đáng sợ trong giấc mơ và vô cùng...

Bà bầu dùng bao nhiêu cafein thì an toàn?

Cafein là loại chất kích thích có tác dụng làm cơ thể tỉnh táo, thúc đẩy nhịp tim. Do vậy,...

Bác sĩ dinh dưỡng giải đáp thắc mắc: Bà bầu không nên ăn gì?

Các mẹ bầu thường được khuyên không nên ăn một số loại thực phẩm do có thể gây hại cho...

9 lý do bà bầu nên ăn sung trong thai kỳ

Sung là loại quả quen thuộc, rẻ tiền nhưng lại chứa khá nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 20 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 20 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 20 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình