Chuyên gia lý giải: Lý do bạn nên sớm cho trẻ ngủ riêng từ nhỏ
Ngủ chung với bố mẹ ảnh hưởng xấu tới trẻ
Các nhà khoa học từ Đại học Liên bang de Pelotas (Brazil) đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của việc ngủ chung đối với sức khỏe tâm thần của một đứa trẻ. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 3500 trẻ em tại đất nước Brazil, kết quả được chia thành 4 nhóm như sau:
- Trẻ ngủ riêng (44,4%),
- Trẻ ngủ chung với bố mẹ nhưng chỉ khi còn nhỏ (36,2%),
- Trẻ ngủ chung với bố mẹ đến khi lớn hơn (12,0%),
- Trẻ luôn ngủ chung với bố mẹ (7,4%).
Nghiên cứu này có tính đến việc một số trẻ em ở chung phòng với cha mẹ vì lý do kinh tế xã hội hoặc vì niềm tin văn hóa, nghiên cứu cho thấy ngủ chung là một thói quen phổ biến ở những đứa trẻ tham gia nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng việc ngủ chung với cha mẹ thực sự làm tổn thương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Nghiên cứu này cho thấy nhóm trẻ ngủ chung với cha mẹ được phát hiện có khả năng mắc chứng rối loạn tâm thần cao hơn, nội tâm hóa các vấn đề phức tạp hơn khi so sánh với những nhóm trẻ còn lại.
Bên cạnh đó, cơ hội phát triển chứng rối loạn tâm thần thực sự giảm xuống với những đứa trẻ ít ngủ chung với bố mẹ mình.
Ngủ chung cũng có thể gây hại cho sức khỏe thể chất của em bé. Không chỉ bởi bố mẹ có thể vô tình đè lên trẻ trong khi ngủ say mà nệm giường của người lớn có thể không an toàn với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần nệm giường chắc chắn do trẻ có thể bị mắc kẹt ở một số nếp gấp nệm.
Ngủ chung phòng nhưng không ngủ chung giường với em bé
Tiến sĩ Nirmal Kavallor Visruthan, chuyên gia tư vấn từ Khoa Sơ sinh tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK (KKH), cũng đồng tình với quan điểm này. Anh chia sẻ với The Straits Times rằng, tại KKH, quy định là trẻ sơ sinh ở cùng phòng với mẹ nhưng các bà mẹ không được phép dùng chung giường hoặc cũi với con của họ.
Ngủ chung giường làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu cho thấy, ngủ chung giường có liên quan đến việc tăng gấp 5 lần nguy cơ mắc SIDs trong 3 tháng đầu đời của trẻ sơ sinh so với những bé được đặt nằm cũi và ngủ chung phòng phòng cùng cha mẹ.
Để có một môi trường ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh, Tiến sĩ Visruthan khuyên bạn nên áp dụng các biện pháp sau:
- Cho trẻ sơ sinh ngủ chung phòng với cha mẹ, nhưng không nằm chung một chỗ ngủ, tốt nhất là cho đến khi em bé tròn 1 tuổi, nhưng ít nhất là trong 6 tháng đầu. Điều này làm giảm nguy cơ SIDS tới 50%.
- Đặt em bé nằm ngửa trên bề mặt chắc chắn như cũi hoặc nôi với tấm ga trải kín, vừa vặn với đệm.
- Tránh sử dụng bộ giường ngủ mềm, bao gồm đệm cũi, chăn, gối và đồ chơi mềm để tránh những thứ này che đầu em bé và gây ngạt thở. Để cũi trống là tốt nhất.
- Tránh quấn khăn dày cho con để bé không bị quá nóng.
- Nên cho trẻ bú mẹ bởi đây là biện pháp bảo vệ tăng cường giúp chống lại nguy cơ SIDs. Sau khi bú, nên chuyển em bé ra chỗ ngủ riêng.Ngoài ra, mẹ và những người chăm sóc khác đang chăm sóc em bé nên tránh hút thuốc, uống rượu và ma túy bất hợp pháp.
- Người mẹ kiệt sức nên nhờ người nhà hỗ trợ trông em bé và làm việc nhà để có thời gian nghỉ ngơi.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...