Cảnh báo nguy cơ nhiễm viêm màng não do não mô cầu ở trẻ em
Nhiều trẻ nhập viện khi đã nguy kịch
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận nhiều ca nhiễm viêm màng não do não mô cầu, đa số nhập viện trong tình trạng cần theo dõi đặc biệt.
Đầu năm 2023, Bệnh viện Sản – Nhi Lào Cai tiếp nhận một bệnh nhi 6 tháng tuổi nhập viện với các triệu chứng điển hình của viêm màng não do não mô cầu như sốt cao liên tục trong nhiều ngày, xuất hiện ban xuất huyết hình sao ở trên người, tập trung nhiều từng mảng ở đùi. Ban xuất huyết có màu đen, biểu hiện của hoại tử, nhiễm khuẩn huyết do nhiễm não mô cầu.
Ca bệnh tiêu biểu trong thời gian gần đây là 2 bệnh nhi nhiễm viêm màng não do não mô cầu cùng lúc được cấp cứu trong Bệnh viện Nhi Trung ương. Được biết hai trẻ là chị em cùng nhà, chưa được tiêm vắc-xin phòng não mô cầu. Ban đầu, bệnh nhi nam 4 tuổi xuất hiện các triệu chứng sốt, đau đầu, ho, chảy nước mũi và được gia đình cho uống thuốc tại phòng khám gần nhà nhưng không đỡ. Sau đó 2 ngày, chị gái 9 tuổi sống cùng nhà cũng bắt đầu có các biểu hiện tương tự.
Thấy trẻ đau nhức kèm thêm ban xuất huyết hoại tử toàn thân, gia đình đã đưa 2 cháu đến khám tại Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Ninh. Hai bé được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết/ theo dõi viêm màng não do não mô cầu và được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị, kết quả xét nghiệm cả hai dương tính với não mô cầu.
Loạt ca xuất hiện từ đầu năm đến nay cho thấy sự trở lại mạnh mẽ của viêm màng não do não mô cầu – một bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao hoặc sống sót nhưng để lại nhiều di chứng suốt đời. Bệnh có thể ẩn nấp trong môi trường học đường vì trẻ rất dễ bị lây nhiễm chéo qua đường hô hấp và phát bệnh đột ngột. Giai đoạn đầu rất khó để phát hiện bệnh, một khi đã nhiễm thì bệnh diễn biến nhanh và có thể tử vong chỉ trong 24 giờ.
Dù thoát được "cửa tử", song trẻ mắc viêm màng não do nhiễm não mô cầu vẫn có thể chịu những di chứng nặng nề như cắt cụt chi (đoạn chi), điếc, liệt, chậm phát triển trí tuệ. Phụ huynh cần nâng cao cảnh giác để bảo vệ trẻ trước căn bệnh nguy hiểm này, tránh để trẻ gặp phải những hậu quả đáng tiếc.
Khó chẩn đoán sớm, khó lường được nguồn lây
TS.BS. Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết triệu chứng viêm màng não do não mô cầu trong giai đoạn đầu giống với cúm và sốt vi rút nên phụ huynh rất khó phát hiện. Đa phần bố mẹ khi thấy trẻ sốt, đau họng, buồn nôn… sẽ cho trẻ uống thuốc và chăm sóc tại nhà, cho đến khi thấy có triệu chứng nặng như đau đầu dữ dội, cổ cứng, hôn mê, xuất hiện mảng xuất huyết mới đưa đến cơ sở y tế.
Viêm màng não do não mô cầu thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên từ 14 - 20 tuổi, đang trong độ tuổi đi học, sinh hoạt ở nơi đông người như nhà trẻ, trường học. Tuy nhiên, viêm màng não do não mô cầu có thể xảy đến với mọi độ tuổi chứ không riêng gì trẻ nhỏ, nhất là người sống trong môi trường chung cư, công sở đông đúc hay bị suy giảm miễn dịch.
Nguồn lây bệnh có thể đến từ "người lành mang trùng", tức người mang mầm bệnh não mô cầu tại hầu họng nhưng lại không biểu hiện triệu chứng, âm thầm lây bệnh qua dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra trực tiếp lúc nói chuyện, hắt hơi hoặc qua đồ dùng cá nhân như khăn, muỗng đũa. "Người lành mang trùng" có thể là người thân trong gia đình, bạn bè, những người tiếp xúc gần với trẻ.
Do đó, để phòng bệnh, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách, che mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho bằng khăn giấy; ho và hắt hơi vào vị trí bên trong khuỷu tay của mình; không dùng chung đồ cá nhân với bạn bè.
Về phía phụ huynh, cần giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, theo dõi các biểu hiện của trẻ. Nếu thấy trẻ xuất hiện triệu chứng, bố mẹ nên sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế.
TS.BS. Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo: "Nếu không may mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu và không được điều trị kịp thời ngay từ những giờ đầu thì nguy cơ diễn biến nặng là rất cao. Chính vì thế, phụ huynh nên chủ động cho trẻ tiêm phòng vắc-xin, hướng tới hai mục đích quan trọng: Bảo vệ người được tiêm và hạn chế nguy cơ lây lan trong cộng đồng, gia đình".
Hiện tại Việt Nam đã có 2 loại vắc-xin giúp bảo vệ khỏi 5 nhóm vi khuẩn não mô cầu thường gặp (A, B, C, Y, W-135). Phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn loại vắc-xin và lịch tiêm chủng phù hợp.
Tránh ăn 5 loại thực phẩm này trong các ngày lễ để kiểm soát cân nặng
Để có một mùa lễ hội lành mạnh hơn, một chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tránh những thực phẩm...
Bẻ khớp ngón tay kêu lục cục về già đau nhức khớp?
Bẻ khớp ngón tay là thói quen của rất nhiều người khi cảm thấy các khớp ngón tay tê mỏi.
Ca đột quỵ tại TP.HCM cao kỷ lục từ trước đến nay
Trong năm 2024, Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận 17.340 ca đột quỵ, cao nhất từ trước đến nay....
Người bị mỡ máu cao nên ăn uống ra sao?
Máu nhiễm mỡ hay mỡ máu cao, thực chất là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đây là...