Phụ Nữ Sức Khỏe

8 dấu hiệu cảnh báo loại ung thư gặp phổ biến ở chị em

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung. Trong đó, virus HPV được coi là "thủ phạm" chính gây ra căn bệnh này.

HPV là "thủ phạm" chính gây ung thư cổ tử cung

ThS.BS Lê Trí Chinh, Trưởng khoa Ngoại phụ khoa, Bệnh viện K cho biết, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên.  

ThS.BS Lê Trí Chinh, Trưởng khoa Ngoại phụ khoa, Bệnh viện K (Ảnh: Linh Linh)

Đây cũng là căn bệnh có tiên lượng điều trị rất tốt nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp ung thư cổ tử cung vẫn đến viện ở giai đoạn muộn, do chủ quan nghĩ căn bệnh này chỉ gặp ở người lớn tuổi.

Theo BS Chinh, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, trong đó, nhiễm virus HPV được coi là "thủ phạm" chính, gây ra phần lớn ca ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm HPV là có nguy cơ ung thư. Bởi virus HPV có  hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Trong đó, có 2 type nguy cơ cao nhất là type 16 và type 18. Đây cũng là 2 type HPV gặp phổ biến nhất.

Việc sàng lọc virus HPV giúp bác sĩ theo dõi chặt các trường hợp nguy cơ cao.

Ung thư cổ tử cung cũng có nguy cơ cao ở những người sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi);  Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên), tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1-2 con.

Các yếu tố khác như béo phì, hút thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài, tuổi cao, suy giảm miễn dịch... cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

8 dấu hiệu cảnh báo bất thường

Chuyên gia khuyến cáo, ngay khi thấy dấu hiệu bất thường dưới đây, các chị em nên đến cơ sở chuyên khoa phụ khoa để thăm khám sớm.

- Ra máu âm đạo bất thường.

- Ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục.

- Ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu.

- Đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu.

- Đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng.

- Kinh nguyệt kéo dài, không đều.

- Mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân

Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?

Theo bác sĩ Bệnh viện K Trung ương, mọi phụ nữ đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Vì thế, dù căn bệnh gặp phổ biến nhất ở độ tuổi 35-44, nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung cho mọi phụ nữ. 

Bệnh nhân đến khám, tầm soát ung thư tại Bệnh viện K (Ảnh: Linh Linh).

Độ tuổi nên bắt đầu thực hiện sàng lọc là từ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục...

Tầm soát ung thư cổ tử cung cho phép phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư. Nhờ vậy, quá trình ngăn chặn, điều trị bệnh ung thư cổ tử cung đạt thành công lên tới 75 - 90%.

Hiện nay có 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến nhất là Pap và HPV. Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện kết hợp xét nghiệm HPV với xét nghiệm PAP- Smear giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả cao nhất.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Pap thường diễn ra rất nhanh gọn và đơn giản, thường chỉ mất tầm vài phút. Bạn sẽ được các bác sĩ và y tá hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện xét nghiệm.

Để đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm Pap chính xác nhất có thể, bạn cần làm theo những hướng dẫn dưới đây:

- Tránh quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm.

- Tránh tầm soát loại ung thư này khi đang có kinh nguyệt. Nên làm sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 3 - 5 ngày.

- Đối với các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.

Việc tầm soát ung thư cổ tử cung nên được thực hiện định kỳ 1-3 năm một lần.

Theo Tú Anh/Dân Trí

Tin liên quan

Loại ung thư cực kì xấu, người mắc nó chỉ sống được 2 tháng: Việt Nam có số lượng đứng...

Ung thư phổi có tính chất nguy hiểm, tiên lượng xấu. Bệnh có khả năng di căn nhưng tỷ lệ...

Từ dấu hiệu 'ai cũng gặp', nhiều người bất ngờ phát hiện ung thư

Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày chủ quan cho rằng ai cũng vài lần bị ợ chua, đầy hơi,...

Đắk Lắk có gần 2.000 ca mắc tay chân miệng, 4 trẻ tử vong

Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện toàn tỉnh ghi nhận 1.995...

Giáo sư Đại học Harvard chia sẻ 'liệu pháp lạnh' giúp sống lâu, khỏe đẹp: Cơ thể phải 'lạnh' mới...

Giáo sư David A. Sinclair của Trường Y Harvard, một chuyên gia về tuổi thọ nổi tiếng thế giới, khuyến...

Nguy cơ đột quỵ khi trời chuyển lạnh: Chuyên gia khuyến cáo cách phòng tránh

Thời tiết miền Bắc đang trở lạnh và bước vào mùa đông. Thời điểm này cũng là lúc tình trạng...

Một bệnh nhân ở Tây Ninh nguy kịch vì sốt mò; những lưu ý đối với căn bệnh này

Mới đây, một bé gái 37 tháng tuổi, trú tại tỉnh Tây Ninh nhập viện trong tình trạng sốt cao...

Cần cảnh giác phòng, ngừa đột quỵ ở giới trẻ

Như đã thông tin, Bệnh viện Đà Nẵng vừa cứu sống thành công cháu bé 10 tuổi bị bệnh đột...

Tin mới nhất

Cận cảnh tình trạng nước cạn đáy, gần 200 tấn cá chết thối, nổi trắng hồ Sông Mây

9 giờ trước

Giá xăng tăng tiến sát 25.000 đồng/lít kể từ chiều ngày 2/5/2024

9 giờ trước

Thử thách tìm 5 quả dứa trong căn phòng cổ điển: Nếu làm được chứng tỏ bạn có kĩ năng...

9 giờ trước

Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu trò mời nước pha thuốc an thần khiến nạn nhân mê man rồi...

9 giờ trước

Mất việc, bị bỏ rơi giữa đèo Hải Vân, đôi nam nữ gặp điều bất ngờ giữa đêm tối

9 giờ trước

Người phụ nữ bị vu oan bán 500 nghìn/ 3 quả dứa: “Ở quê người ta bảo tôi tham, bán...

9 giờ trước

Lưu luyến Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024

12 giờ trước

Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Vàng SJC có thể giảm sâu sau kỳ nghỉ lễ

16 giờ trước

Sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’, hàng chục triệu người dân miền Bắc mừng ‘rơi nước mắt’ đón tin...

16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình