Cách sử dụng củ tỏi phòng bệnh
Tác dụng dược lý của củ tỏi
Tỏi có hai giống khác nhau: Giống củ nhỏ ở miền Bắc và giống củ to ở miền Nam.
Tỏi chứa tinh dầu trong đó có chất allyl propyl disulfid, diallyl disulfid. Ngoài ra, còn có allin, allicin, protein, chất béo, các muối vô cơ, vitamin C, hợp chất polysaccharid, các saponin steroid ...
Theo nghiên cứu hiện đại: Tỏi có tính kháng khuẩn và kháng nấm cao. Các dạng cao nước, cao cồn, dịch ép, tinh dầu đều có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Ngoài ra, tỏi tươi và dịch ép còn có khả năng làm giảm cholesterol và hạ huyết áp.
Theo đông y, tỏi có vị cay, mùi hôi, tính ấm, có tác dụng giảm đau, tiêu thực, sát khuẩn, giải độc, tiêu đờm, trừ giun.
Cách sử dụng tỏi hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
Cách 1: Tỏi 100g, gừng tươi 100g, dấm 500ml.
Tỏi và gừng rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ thủy tinh ngâm dấm, đậy kín nắp, dùng được sau 20- 30 ngày. Mỗi ngày uống 10 ml sau bữa ăn.
Cách 2: Tỏi 60g, đậu nành 30g. Hai thứ nấu canh, ăn cái, uống nước. Hoặc sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Cách 3: Tỏi 6 củ, gừng tươi 12 g, đường đỏ vừa đủ. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
Cách 4: Tỏi 25g, hành tây 50g. Rửa sạch, thái nhỏ, đun với 250 ml nước, uống hàng ngày.
Cách 5: Tỏi 1 củ, giấm gạo vừa đủ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn, cho nước đun sôi rồi cho giấm gạo vào, đổ vào ấm, xông mũi miệng.
Cách 6: Tỏi 10 g, lá bạc hà 20 g, lá ngải cứu 30 g, lá đại thanh 12 g, thạch xương bồ 12 g. Các vị thuốc giã nát rồi cho vào túi vải, để trước ngực.
Cách 7: Tỏi 6g, lá bạc hà 6g, lá bồ công anh 20g, rễ cây chàm 12g. Các vị thuốc giã nát, cho vào bát nhỏ và ngửi nhiều lần trong ngày.
Một số bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh sử dụng củ tỏi
Chữa viêm ruột, kiết lỵ: Tỏi 20g, rau sam 40g, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, lọc, thêm đường, uống làm một lần trong ngày.
Chữa bong gân: Tỏi 1 củ, lá và hoa vòi voi 30g, muối ăn10g. Tất cả giã nát, đắp, băng lại.
Chữa cảm cúm, đau đầu: Một vài nhánh tỏi đập giập nấu với nhiều loại lá thơm như sả, lá bưởi, cúc tần, bạc hà... đến sôi, rồi xông cho ra mồ hôi.
Chữa sốt rét: Tỏi 6 - 7 củ nửa để sống, nửa nướng chín, giã nát, trộn đều, thêm nước, gạn uống hết trong ngày.
Chữa ho lâu ngày, khó thở: Tỏi 2 - 3 củ, bóc vỏ, giã đắp vào lòng bàn chân, băng lại trước khi đi ngủ. Hôm sau, tháo bỏ, rửa chân. Tiếp tục đắp thêm 2 - 3 tối.
Chữa viêm ruột, kiết lỵ: Tỏi 15 - 20g, đốt cháy tồn tính, tán nhỏ, uống với nước chè làm hai lần trong ngày.
Chữa viêm đại tràng: Tỏi 10g giã nhỏ hòa vào 200ml nước sôi để nguội. Lọc lấy nước trong rồi thụt. Ngày làm 1 - 2 lần. Cách làm này còn trị giun kim và kiết lỵ.
Chữa đau nhức răng: Đặt một nhánh tỏi lên chỗ răng đau, cắn nhẹ cho nát, để yên khoảng 1 giờ.
Ngoài ra, dung dịch nước tỏi 5 % được dùng nhỏ mũi hàng ngày để phòng chống cúm. Giã nát tỏi, trộn với dầu vừng, bôi chữa đơn sưng, mụn lở.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy ăn tỏi thường xuyên có thể phòng được các bệnh về tim mạch, bệnh dạ dày...
Về cách sử dụng tỏi các nghiên cứu cũng khuyến nghị mọi người nên sử dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày với mức độ vừa phải nhằm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”