Phụ Nữ Sức Khỏe

9 căn bệnh chỉ cần dùng lá tía tô là trị khỏi, không tốn tiền thuốc

Lá tía tô không chỉ là loại rau gia vị mà còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian giúp trị các bệnh thông thường.

Lá tía tô hỗ trợ điều trị 9 căn bệnh 

Trị nổi mề đay, mẩm ngứa

Lá tía tô có nhiều thành phần dinh dưỡng như quercetin, acid alpha-lineclic, luteolin, rosmarinic acid… giúp ức chế sản xuất histamin, từ đó mang lại tác dụng làm giảm các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa.

Để trị nổi mề đay, mẩn ngứa, bạn có thể ép lá tía tô lấy nước cốt để uống, phần bã đắp vào chỗ nổi mẩn ngứa. Sau một thời gian, tình trạng ngứa ngáy sẽ thuyên giảm.

Tốt cho dạ dày

Lá tía tô chứa flavonoid giúp làm dịu các dấu hiệu khó chịu ở dạ dày, bao gồm cả triệu chứng đầy hơi, buồn nôn... Tinh chất trong lá tía tô cũng giúp giảm viêm trong dạ dày, cải thiện tiêu hóa, giảm khó tiêu.

9-can-benh-chi-can-dung-la-tia-to-la-tri-khoi-01

Chữa cảm lạnh

Lá tía tô là bài thuốc trị cảm lạnh thông thường đã được sử dụng từ xa xưa. Người ta thường dùng là tía tô để đun nước uống giúp giải cảm hoặc kết hợp lá tía tô với kinh giới, hương nhu, sả, lá tre... để nấu nước xông.

Ngoài ra, ăn cháo tía tô khi còn nóng cũng giúp cơ thể toát mồ hôi, chữa cảm mạo, cảm lạnh.

Trị đau bụng đi ngoài, nôn mửa

Sử dụng lá tía tô giã lấy nước cốt để uống giúp trị hiện tượng đau bụng đi ngoài hoặc nôn mửa do các loại thức ăn.

Ngừa sâu răng

Lá tía tô có chứa chất luteolin, giúp giảm nguy cơ sâu răng. Một nghiên cứu của Đại học Asahi (Nhật Bản) cho thấy rằng lá tía tô có thể ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong miệng.

9-can-benh-chi-can-dung-la-tia-to-la-tri-khoi-02

Trị cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi

120 gram hạt tía tô, 8 gram vỏ quýt, 10 gram cam thảo, 3 lát gừng tươi sắc lấy nước. Uống khi còn ấm, ngày uống 1 lần.

Chữa ho

Lấy cành lá tía tô và một đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy khoảng 1 chén nước để uống giúp trị ho.

Giảm cholesterol, ngừa bệnh tim mạch

Thường xuyên uống nước lá tía tô giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt từ đó ngăn ngừa bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể sẽ gây ra bệnh gout. Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này thường là do lạm dụng rượu bia và chế độ ăn thừa chất đạm. Uống nước lá tía tô thường xuyên giúp giảm lượng enzyme xanithin oxidase - chất được cho là nguyên nhân sản sinh axit uric trong máu. Ngoài ra, nước lá tía tô còn giúp hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm khuẩn khi mắc bệnh gout, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, bớt đau đớn.

9-can-benh-chi-can-dung-la-tia-to-la-tri-khoi-03

Lưu ý khi dùng lá tía tô

Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền) cho biết, trong Đông y, lá tía tô còn có tên gọi khác là tô diệp, tử tô, tô ngạnh; có tác dụng trị cảm mạo, ho, sốt.

Tuy nhiên, chúng ta cần tránh lạm dụng lá tía tô vì có thể gây bệnh cao huyết áp, làm tổn hại hệ tim mạch. Uống nhiều nước lá tía tô có thể gây đầy hơi, chướng bụng và nhiều tác dụng phụ khác. Do đó, mỗi người chỉ nên dùng từ 3-4 ly nước lá tía tô và chia nhỏ thành nhiều lần uống.

Phụ nữ mang thai không nên uống nước lá tía tô thường xuyên.

Những người cơ địa dị ứng với lá tía tô không nên sử dụng loại thực phẩm này để tránh biến chứng nguy hiểm.

Theo Khỏe và Đẹp

Tin liên quan

Hà Nội thêm 3 đối tượng vào nhóm ưu tiên tiêm chủng vắc xin nCoV: Yên tâm ai cũng đến...

Theo đó, từ ngày 3/9, Sở Y tế Hà Nội đã bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng được ưu...

4 sai lầm khi ăn trứng mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là 3 cái đầu tiên vừa mất...

Trứng là nguyên liệu phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, chúng rất giàu protein, axit amin và lecithin....

Nổi hạch sau tiêm vaccine Covid-19 có nguy hiểm không, bao lâu hạch biến mất?

Nhiều người sau khi tiêm vaccine Covid-19 có triệu chứng nổi hạch. Họ lo ngại rằng hiện tượng này có...

Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 giữa nam và nữ khác nhau thế nào?

Phụ nữ thường có tác dụng phụ sau tiêm nhiều hơn nam giới do sự khác biệt hệ miễn dịch,...

Những ‘thủ phạm’ gây tổn thương ruột nặng có thể dẫn đến ung thư, bạn cần biết để có thể...

Ruột là cơ quan khá nhạy cảm nếu bạn không chú ý đến vấn đề ăn uống hàng ngày có...

5 nguyên tắc quan trọng trong phục hồi cho bệnh nhân COVID-19

Sau khi âm tính với Covid-19, bệnh nhân sẽ được xuất viện và bước vào giai đoạn phục hồi. Giai...

4 bài tập giúp phục hồi hô hấp cho người nhiễm Covid-19 sau khi ra viện

Tất cả các F0 thể nhẹ và trung bình đã được điều trị khỏi Covid-19 đều nên thực hiện các...

Tin mới nhất

Người đàn ông bỗng mắc ung thư gan, bác sĩ ngao ngán: tiết kiệm 1, phá sức khỏe 10, nhiều...

2 giờ trước

Cô gái bất ngờ nôn ra nước đen sau khi đau bụng kinh, bác sĩ: bệnh này không chữa được

3 giờ trước

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2: Nếu thuộc nhóm người này bạn cũng nên thận trọng

3 giờ trước

Thường xuyên bị đỏ mắt và ù tai, người đàn ông nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, phổi...

3 giờ trước

Khởi My có động thái mới đập tan tin đồn ly hôn Kelvin Khánh

3 giờ trước

Mỹ nhân Việt bỗng 'mất hút' khỏi showbiz nay bất ngờ ôm bụng bầu vượt mặt dự sự kiện, được...

3 giờ trước

5 xu hướng chăm sóc tóc theo kiểu Hàn Quốc nhất định phải thử, vừa đơn giản nhưng cực hiệu...

3 giờ trước

Nhan sắc thiên tiên của 'chị gái' Bạch Lộc trong tạo hình mới của Hồ Yêu Tiểu Hồng Nương gây...

3 giờ trước

Nhan sắc 'tiểu Châu Tấn' chính thức vượt mặt Triệu Lộ Tư khi cùng hóa thành nàng thơ

7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình