Cách nấu thức ăn tốt nhất cho sức khỏe
Theo bác sĩ chuyên khoa II Dương Công Minh, khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, việc lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp với từng loại thực phẩm không chỉ giúp giảm thiểu lượng dinh dưỡng bị hao hụt mà còn hạn chế tạo ra các chất độc hại. Thực phẩm được chế biến đúng cách không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn góp phần cải thiện sức khỏe toàn diện cho gia đình.
Ăn sống và trộn salad
Ăn sống là cách giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, cần sơ chế ngay trước khi ăn để tránh mất chất dinh dưỡng. Rau củ nên rửa sạch dưới vòi nước thay vì ngâm quá lâu để hạn chế mất vitamin B, C và các khoáng chất dễ hòa tan. Với trái cây, không nên gọt vỏ quá sâu vì phần vỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học tốt cho sức khỏe.
Luộc
Phương pháp luộc dễ làm mất nhiều chất dinh dưỡng do vitamin (đặc biệt là B và C) và khoáng chất hòa tan vào nước. Một nghiên cứu của Đại học Zhejiang cho thấy, luộc bông cải xanh có thể làm mất hơn 50% dưỡng chất. Để giảm thiểu mất chất, nên dùng lượng nước vừa đủ, đậy nắp khi nấu và ăn cả nước luộc hoặc sử dụng nước này chế biến món khác.
Hấp
Hấp là một trong những phương pháp bảo toàn dinh dưỡng tốt nhất, đặc biệt là với các vitamin tan trong nước như vitamin C. Các nghiên cứu cho thấy hấp bông cải xanh, rau bina và rau diếp chỉ làm mất 9-15% hàm lượng vitamin C. Tuy nhiên, nhược điểm là món ăn thường nhạt nhẽo, có thể khắc phục bằng cách thêm các loại gia vị hoặc nước chấm như nước tương, dầu hào.
Rán
Rán là cách chế biến không lành mạnh do việc làm nóng dầu ở nhiệt độ cao có thể tạo ra aldehyd – một chất liên quan đến nguy cơ ung thư và nhiều bệnh khác. Việc dùng dầu chiên lại nhiều lần càng làm tăng sự hình thành aldehyd. Do đó, nên chọn dầu chiên lành mạnh như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu gạo, dầu phộng và tránh tái sử dụng dầu.
Xào và áp chảo
Xào và áp chảo sử dụng nhiệt độ từ trung bình đến cao với ít dầu hoặc bơ, được đánh giá là phương pháp lành mạnh. Hai cách này giúp ngăn ngừa mất vitamin B và cải thiện khả năng hấp thụ các hợp chất thực vật, chất chống oxy hóa nhờ sự bổ sung chất béo từ dầu và bơ.
Không ngờ ăn quả lựu thường xuyên lại mang đến 4 công dụng tuyệt vời này cho sức khỏe
Quả lựu có vị ngọt, thơm và có chứa nhiều hợp chất từ thực vật rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể phòng ngừa nhiều loại bệnh hiệu quả.
Đậu rồng, loại quả rẻ tiền chứa protein chất lượng cao, nhưng 3 nhóm người này thì nên tránh xa
Đậu rồng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nên thêm vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, những ai không nên ăn đậu rồng vì có thể gây hại.
Ăn nhiều trứng có gây hại cho tim?
Khi ăn trứng, điều quan trọng là phải chú ý đến các loại thực phẩm sử dụng cùng có tốt cho tim mạch hay không.
3 món canh rất tốt cho người bị táo bón
Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và chất xơ có hiệu quả trong việc điều trị bệnh táo bón.