Bất ngờ với 5 loại thực phẩm ăn chín dễ mất dưỡng chất, ăn sống lợi ích tăng 100 lần nhưng ai cũng làm ngược lại
Mặc dù việc nấu chín thực phẩm khi nấu ăn rất quan trọng, thế nhưng có một số loại thực phẩm sẽ tốt hơn nếu bạn ăn sống.
Bắp cải, cải thảo, củ cải
Ba loại trên đều rất giàu glucosinolate, có thể bị phân hủy thành isothiocyanate, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Tuy nhiên, glucosinolates và isothiocyanate đều sợ nhiệt nên việc đun nóng các loại rau trên có thể làm giảm lượng isothiocyanate. Do đó, nếu ăn sống được sẽ có lợi hơn.
Bắp cải trắng có thể được thái nhỏ, muối dưa, làm salad... rất dễ ăn. Trong khi đó, bắp cải tím rất giàu anthocyanin, có độ ổn định rất kém ở nhiệt độ trên 60°C và sẽ phân hủy nhanh chóng. Anthocyanin là chất hòa tan trong nước, khi chần, hấp hay chiên cũng sẽ bị hòa tan trong nước và mất đi một phần. Nghiên cứu cho thấy, khi bắp cải tím được xào trong 3 phút, lượng anthocyanin bị mất cao tới 56,96%. Do đó, ăn bắp cải tím tốt nhất là ăn sống.
Tương tự, các loại củ cải (củ cải trắng, củ cải đỏ...) rất phù hợp để ăn sống. Bạn có thể muối chua thêm ớt, tỏi... ăn thực sự ngon miệng và tốt cho sức khỏe.
Các loại ớt chuông
Ớt chuông với nhiều màu sắc xanh, vàng, đỏ... đều giàu vitamin C. Tuy nhiên, vitamin C và luteolin, một loại hợp chất flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm dồi dào trong quả này cũng rất kỵ nhiệt độ cao. Nghiên cứu cho thấy ở nhiệt độ 90°C, lượng luteolin bị mất đi lớn hơn 45%. Khi đun nóng đến 110°C, hàm lượng luteolin giảm hơn 80%.
Do đó, nên ăn sống ớt chuông hơn là nấu với nhiệt cao. Nếu bắt buộc phải nấu, bạn nên xào sơ, đừng nấu chín kỹ.
Hành tây
Hành tây rất giàu quercetin, là một loại hợp chất flavonoid, cũng có thể chống lại quá trình oxy hóa và chống viêm. Tuy nhiên, quercetin kỵ nhiệt độ cao và dễ bị hòa tan trong nước. Vì vậy, hành tây tốt nhất nên ăn sống.
Hành tây rất giàu hợp chất lưu huỳnh khiến chúng có mùi hăng khi ăn sống, đặc biệt là hành tím, nên bạn có thể chế biến với số lượng hạn chế như phụ liệu trong món salad chẳng hạn.
Cần tây
Chất apigenin và luteolin dồi dào trong cần tây sẽ bị biến chất khi đun nóng trong môi trường kiềm yếu, ví dụ nước nấu ăn của chúng ta có tính kiềm yếu.
Vì vậy, các phương pháp nấu chín cần tây sẽ làm giảm các thành phần chống viêm. Khi ăn sống cần tây, bạn có thể thu nạp được nhiều thành phần chống viêm hơn cho cơ thể. Sẽ rất tốt nếu bạn uống nước cần tây ép.
Dầu hạt lanh, dầu tía tô
Cả hai loại dầu trên đều giàu axit α-linolenic, dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao nên hai loại này tốt nhất dùng để trộn salad, không nên cho vào chế biến món ăn ở nhiệt độ cao.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có thể giúp cả nhà bạn khỏe mạnh đấy nhé!
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của xương, mắt, giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ ung thư.