Bạn có phải là một người có lòng tự trọng thấp? Thử kiểm tra xem bạn có bao nhiêu trong số những dấu hiệu này
Lòng tự trọng không chỉ tác động đến cách bạn cảm nhận và đối xử với bản thân mà nó còn đóng một vai trò quan trọng trong cách bạn cho phép người khác đối xử với mình. Nó có thể ảnh hưởng đến động lực để theo đuổi những điều bạn muốn trong cuộc sống và khả năng phát triển các mối quan hệ lành mạnh.
Dấu hiệu cho thấy bạn đang đánh giá thấp bản thân
Lòng tự trọng thấp có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một người. Đôi khi những dấu hiệu này có thể rõ ràng hơn, nhưng trong một số trường hợp có thể khó nhận biết hơn.
Một số người có lòng tự trọng thấp nói về bản thân một cách tiêu cực, trong khi những người khác lại cố gắng đảm bảo rằng người khác hài lòng về họ. Trong cả hai trường hợp, sự thiếu hụt giá trị cá nhân này có thể có tác động nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe.
1. Kém tự tin
Những người thiếu tự tin thường có xu hướng có lòng tự trọng thấp và ngược lại. Tự tin vào bản thân và khả năng của mình cho phép bạn biết rằng bạn có thể dựa vào chính mình để xoay xở với các tình huống khác nhau.
Sự tự tin này có nghĩa là bạn cảm thấy thoải mái và tự tin khi đối mặt với nhiều điều bạn gặp phải trong cuộc sống, điều này có thể đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Lòng tự trọng thấp có thể gây ra sự kém tự tin, nhưng kém tự tin cũng có thể khiến lòng tự trọng của bạn thấp đi. Hãy tìm cách để đạt được niềm tin vào bản thân và khả năng, năng lực của mình. Tiếp thu và thực hành các kỹ năng mới là một chiến thuật bạn có thể thử để tăng cường sự tự tin và lòng tự trọng của mình.
2. So sánh bản thân với người khác một cách tiêu cực
So sánh xã hội (Social Comparison), nói một cách đơn giản là so sánh bản thân với người khác, đôi khi có tác động tích cực và nâng cao ý thức của một người về bản thân. Tuy nhiên, việc so sánh bản thân với người khác cũng có thể gây tổn hại đến lòng tự trọng. Những người có lòng tự trọng thấp có thể thường so sánh mình với những người mà họ cho là tốt hơn, giỏi hơn.
So sánh với những người tốt hơn, giỏi hơn không phải lúc nào cũng mang lại kết quả xấu. Đôi khi những so sánh này có thể là động lực và nguồn cảm hứng để thay đổi và phát triển bản thân. Tuy nhiên, khi so sánh mà bạn cảm thấy hụt hẫng hoặc tuyệt vọng, điều đó có thể ức chế lòng tự trọng, khiến bạn cảm thấy mình kém cỏi hơn.
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, các phương tiện truyền thông cũng góp phần vào việc so sánh xã hội. Facebook, Instagram có thể khiến bạn so sánh bản thân với bạn bè, người thân hay một người tài giỏi nổi tiếng nào đó và khiến lòng tự trọng của bạn bị ảnh hưởng.
3. Gặp vấn đề trong việc thể hiện nhu cầu của bản thân
Khi một người có lòng tự trọng thấp, họ có thể đấu tranh và suy nghĩ rất nhiều để nói ra những gì họ cần hoặc yêu cầu sự giúp đỡ. Họ có thể cảm thấy mình không đáng được giúp đỡ. Họ cũng có thể cảm thấy xấu hổ hoặc không đủ năng lực trước nhu cầu được giúp đỡ và hỗ trợ.
4. Nghi ngờ bản thân
Ngay cả sau khi đưa ra quyết định, những người có lòng tự trọng thấp thường lo lắng rằng họ đã lựa chọn sai. Họ nghi ngờ ý kiến của chính mình và có thể thường trì hoãn bởi những gì người khác nghĩ thay vì gắn bó và kiên quyết với lựa chọn của họ.
Điều này thường có thể dẫn đến mất nhiều thời gian để suy đoán và thiếu tự tin, khiến những người có lòng tự trọng thấp khó đưa ra quyết định trong cuộc sống.
5. Bối rối khi được khen ngợi
Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Tâm lý Xã hội Thực nghiệm (Journal of Experimental Social Psychology) cho thấy lòng tự trọng thấp có mối liên hệ trực tiếp đến việc không thể chấp nhận hoặc tận dụng những lời khen ngợi từ người khác.
Khi nhận được lời khen hay phản hồi tích cực, người có lòng tự trọng thấp có thể cảm thấy nghi ngờ, không tin tưởng lời khen đó vì họ cảm thấy thiếu tự tin, rằng mình không đến mức được khen ngợi như vậy.
6. Tự nói chuyện với bản thân một cách tiêu cực
Lòng tự trọng thấp khiến mọi người tập trung vào khuyết điểm hơn là điểm mạnh của bản thân. Thay vì xây dựng bản thân bằng cách tự nói chuyện tích cực, họ dường như luôn có điều gì đó tiêu cực để nói về bản thân. Họ đổ lỗi cho chính mình khi mọi việc diễn ra không như ý muốn và luôn nhận thấy lỗi ở khía cạnh nào đó của mình, cho dù đó là ngoại hình, tính cách hay khả năng.
7. Sợ thất bại
Bởi vì thiếu tự tin vào khả năng của mình, những người có lòng tự trọng thấp thường nghi ngờ khả năng đạt được thành công của bản thân. Mặc dù có thể sợ thất bại, nhưng họ có xu hướng né tránh những thử thách hoặc nhanh chóng bỏ cuộc mà không thực sự cố gắng.
Nỗi sợ thất bại này có thể được nhìn thấy trong các hành vi như hành động khi mọi việc diễn ra không như ý muốn hoặc tìm cách che giấu cảm giác thiếu sót. Mọi người có thể viện lý do, đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài hoặc cố gắng hạ thấp sự quan trọng của nhiệm vụ, công việc.
8. Cảm thấy tương lai kém triển vọng
Lòng tự trọng thấp cũng khiến mọi người cảm thấy rằng có rất ít cơ hội rằng tương lai của bản thân sẽ tốt đẹp hơn. Những cảm giác vô vọng này có thể khiến những người có lòng tự trọng thấp khó thực hiện những việc mang lại thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ.
9. Khó khăn khi thiết lập ranh giới cá nhân
Ranh giới cá nhân là những giới hạn ta đặt ra về cách mà ta mong muốn được đối xử trong mối quan hệ với những người xung quanh để bản thân cảm thấy thoải mái và được tôn trọng.
Khả năng tạo ra ranh giới thường được hình thành sớm trong khoảng thời gian đầu đời. Những đứa trẻ có người chăm sóc cho thấy chúng được tôn trọng và có giá trị sẽ có nhiều khả năng tạo ra ranh giới tốt trong các mối quan hệ. Họ cũng có cái nhìn tích cực hơn về bản thân nói chung.
Những người không coi trọng bản thân có thể gặp khó khăn khi đặt ra ranh giới với người khác. Họ có thể cảm thấy tội lỗi hoặc sợ rằng mọi người sẽ ngừng thích họ nếu họ cố gắng thiết lập hoặc duy trì một ranh giới.
10. Cố gắng làm hài lòng người khác
Làm hài lòng mọi người cũng có thể là một biểu hiện phổ biến khác của người có lòng tự trọng thấp. Để đạt được sự đánh giá bên ngoài, những người có lòng tự trọng thấp thường cố gắng đảm bảo rằng người khác cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Họ có thể bỏ qua nhu cầu của bản thân, nói đồng ý với những điều họ có thể không muốn làm và cảm thấy tội lỗi khi bản thân nói “không” với ai đó.
11. Thiếu kiểm soát
Những người có lòng tự trọng thấp thường cảm thấy rằng họ có ít khả năng kiểm soát cuộc sống của mình hoặc những gì xảy ra với họ. Điều này có thể là do họ cảm thấy rằng họ có ít khả năng tạo ra những thay đổi trong bản thân hoặc thế giới.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong những tình huống mà mọi người không kiểm soát được điều gì xảy ra, việc lòng tự trọng cao hơn có thể giúp giảm bớt một số tác động tiêu cực của việc mất kiểm soát, nhờ đó nó đem lại lợi ích cho sức khỏe tinh thần của bạn.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...