Nguyên nhân hay gặp của chứng bàn chân lạnh

Do bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu cao. Những người mắc bệnh đái tháo đường có thể bị lạnh bàn chân, vì bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương dây thần kinh, đặc biệt là ở bàn chân. Người bệnh cũng có thể bị mất cảm giác ở bàn chân, thay đổi tính chất da chẳng hạn như khô da quá mức, vết chai các mảng da cứng và loét da.

Ảnh minh họa: Internet

Do thiếu máu

Thiếu máu cũng có thể khiến bị lạnh chân. Trong bệnh thiếu máu, có số lượng hồng cầu thấp hoặc có vấn đề với hemoglobin chứa trong hồng cầu – là thành phần chính chịu trách nhiệm vận chuyển oxy. Thiếu máu kéo dài có thể gây ra mệt mỏi, khó thở, đau đầu, chóng mặt, bàn chân và bàn tay lạnh.

Thiếu máu do thiếu sắt là một dạng thiếu máu phổ biến. Điều này xảy ra do cơ thể chúng ta không có đủ sắt, chất này sử dụng để tạo ra hemoglobin và hồng cầu.

Do tuần hoàn máu kém

Lưu thông máu kém, là biến chứng của nhiều bệnh lý, có thể khiến bàn chân bị lạnh. Do máu lưu thông kém nên việc làm ấm bàn chân trở nên khó khăn hơn.

Các triệu chứng khác của tuần hoàn kém bao gồm: Tê hoặc ngứa ran bàn chân; Đau đớn bàn chân và không thoải mái.

Trong một số trường hợp, thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc và tăng vận động xoa bóp có thể cải thiện các triệu chứng.

Do suy giáp

Suy giáp là một bệnh tuyến giáp phổ biến xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, làm chậm nhiều quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Suy giáp có thể xảy ra do bệnh tự miễn, đang điều trị cường giáp hoặc khi tuyến yên giảm hoạt động.

Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng có thể bao gồm: Mệt mỏi; Nhạy cảm với lạnh; Mặt sưng húp; Tăng cân; Táo bón; Mạch chậm; Tay ngứa ran; Chuột rút cơ.

Do bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud hay hiện tượng Raynaud là một rối loạn liên quan mạch máu ở chi, đi kèm sự thay đổi màu sắc ở các chi để phản ứng với các tác nhân như lạnh hoặc căng thẳng.

Ở bàn chân, các triệu chứng có thể bao gồm: Ngón chân chuyển sang màu trắng, xanh hoặc đỏ; Không thoải mái; Cảm giác kim châm; Tê; Cảm giác lạnh bàn chân.

Các triệu chứng này thường đến và đi. Trong một số trường hợp, bệnh Raynaud là triệu chứng của một bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp. Các rối loạn khác có thể gây ra Raynaud thứ phát bao gồm: Xơ vữa động mạch; Bệnh Buerger: Viêm các mạch máu vừa và nhỏ của bàn tay và bàn chân; Hội chứng Sjögren: Một bệnh tự miễn dịch gây đau khớp, khô miệng, khô mắt và các triệu chứng khác; Bệnh tuyến giáp; Tăng áp động mạch phổi…

Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế chứng bàn chân, bàn tay lạnh

Nhìn chung bàn chân, bàn tay lạnh thường không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên trong những điều kiện lạnh giá, việc giữ ấm bàn chân và bàn tay là rất qua trọng. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giữ ấm chân, tay trong điều kiện thời tiết lạnh:

- Lựa chọn trang phục: Đội mũ, đeo găng tay, đi tất, mặc quần áo ấm trong thời tiết lạnh.

- Hạn chế mặc quần áo bó sát

- Đối với trẻ em, cần hướng dẫn chúng cách mặc quần áo ấm, đeo găng và mang tất khi cảm thấy lạnh

- Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục hàng ngày có thể cải thiện tình trạng lưu thông máu, ngoài ra đây cũng là cách làm ấm cơ thể nhanh chóng và hiệu quả.

- Giữ ấm trong lúc ngủ: Sử dụng túi sưởi. Đối với những người thường xuyên lạnh chân, tay nên mang tất và găng tay kể cả trong khi ngủ.

- Mát xa tay và chân có thể làm tăng lưu thông máu, giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn.