Bà bầu ăn rau má trong thai kỳ có được không?
Giá trị dinh dưỡng của cây rau má
Rau má còn có tên gọi khác là tích huyết thảo, liên tiền thảo (do hình dạng lá tròn như những đồng tiền kim loại), tên khoa học là Centella asiatica, thuộc họ hoa tán Umbelliferae. Rau má mọc hoang khắp nơi ở nước ta, những nước Đông Nam Á khác như Lào, Campuchia, Indonesia, Malayssia và những khu vực ẩm ướt.
Theo Đông y, rau má vị hơi đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc chuyên trị mụn nhọt, vàng da, sốt, lưu thông khí huyết…Y học hiện đại công nhận tác dụng của rau má trong việc ngăn chặn quá trình lão hóa của da, tái tạo tế bào. Hiện nay, rất nhiều sản phẩm làm đẹp, dưỡng da có thành phần chiết xuất chủ yếu từ rau má.
Về thành phần dinh dưỡng của rau má, các nghiên cứu cho biết trong 100g rau má có 88,20g nước; 3,2g protein; 1,80g carbohydrate; 4,5g chất xơ; các vitamin quan trọng với cơ thể như vitamin C, vitamin nhóm B; các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, beta carontene.
Bà bầu ăn rau má có tốt không?
Rau má không chỉ là loại rau ăn sống trong ẩm thực mà còn là cây thuốc nam phổ biến vì mang dược tính cao. Đối với bà bầu, ăn rau má trong thời kỳ mang thai cần được giữ ở mức vừa phải vì loại rau này vừa mang tác dụng tốt, vừa gây ra những tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều.
Từ tháng thứ 4 thai kỳ trở đi, những bà bầu bị táo bón uống 1 – 2 ly nước rau má (tương đương 250ml) mỗi tuần sẽ giúp lợi tiểu, nhuận tràng. Ngoài ra, các thành phần chống oxy hóa trong rau má còn giúp ngăn chặn sự hình thành các hắc sắc tố, trị thâm nám, mụn nhọt, giúp làn da bà bầu khỏe khoắn trong thai kỳ. Tuy nhiên, vì đặc điểm dược tính cao, bà bầu không nên uống nước rau má liên tục từ 4 – 6 tuần.
Bà bầu ăn hoặc uống nước rau má lâu ngày có thế gây ra tình trạng lạnh bụng, đầy hơi, trong 3 tháng đầu sử dụng loại rau này có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai. Tính hàn của rau má có thể gây ra tình trạng tiêu chảy khi uống quá nhiều. Nếu trực tiếp xay rau má sống còn nhiều dư lượng thuốc trừ sâu có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc.
Đặc biệt, những bà bầu có tiền sử sảy thai, động thai, thể trạng sức khỏe yếu không nên uống nước rau má.
Bà bầu có thể ăn hoặc uống nước rau má trong thai kỳ với một liều lượng vừa phải vừa nêu để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. Khi chọn rau má, bà bầu lưu ý chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh tồn đọng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Trước khi xay nước rau má uống, bà bầu nên ngâm với nước muối và rửa thật sạch. Nước rau má không nên cho quá nhiều đường vì dễ gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ, chỉ nên cho khoảng ½ muỗng cà phê nếu bà bầu thích uống ngọt.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.