Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh mãn tính cùng với các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy và táo bón. Mặc dù không có phương pháp điều trị nhưng nếu thay đổi thói quen sinh hoạt có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.
Việc duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, uống thuốc và hạn chế căng thẳng là những cách có thể giúp không bị khó chịu hoặc xuất hiện các triệu chứng tiêu cực. Trên "Verywell Health" trang truyền thông sức khỏe của Hoa Kỳ các chuyên gia dinh dưỡng đã giới thiệu năm lời khuyên liên quan đến thói quen sinh hoạt cho những người bị IBS.

1. Viết nhật ký về chế độ ăn và tâm trạng cảm thấy như thế nào

Nhật ký thức ăn và tâm trạng nhằm theo dõi những loại thực phẩm bạn đang ăn và cảm giác của bạn trước và sau khi ăn như thế nào. Viết ra mỗi ngày bạn đã ăn những gì và cảm giác như thế nào về cảm xúc và thể chất sau khi ăn.

Chuyên gia dinh dưỡng Amanda Soceda cho biết:"Nhật ký thức ăn và tâm trạng là một công cụ giúp bạn kết nối thực phẩm và cảm xúc đường ruột. Thông qua nhật ký, bạn biết các thực phẩm trong chế độ ăn của mình và cho các chuyên gia dinh dưỡng xem, nó có thể trở thành thông tin hữu ích". Những người bị IBS có thể ăn một số loại thực phẩm gây ra các triệu chứng và nhật ký này có ích trong việc xác định thực phẩm nào không nên ăn.

2. Chú ý đến thực phẩm đóng gói

Khi ăn các thực phẩm tươi sống không có cảm giác khó chịu nhưng nếu bạn chọn thực phẩm đóng gói các triệu chứng có thể xảy ra do các thành phần được thêm vào trong quá trình nấu nướng.

Các chuyên gia chỉ ra rằng thực phẩm đóng gói và gia vị có thể ẩn chứa các tác nhân gây hạimchẳng hạn như hành và tỏi. Tốt nhất nên chú ý đến thành phần nào đang gây ra phản ứng và xem lại danh sách thành phần trước khi ăn.

3. Tránh một số sản phẩm thay thế đường

Thực phẩm chứa cồn đường có thể gây khó chịu cho dạ dày, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Sharon Puello một chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia về bệnh tiểu đường cho biết: "Các loại rượu đường như Sorbitol có liên quan đến việc gia tăng các triệu chứng của IBS và các chất đường khác đã được chứng minh là làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột".

4. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Theo các chuyên gia, các triệu chứng IBS có thể không chỉ do thức ăn mà còn do căng thẳng và lo lắng. Kathy Madson-chuyên gia dinh dưỡng chuyên về sức khỏe đường ruột cho biết: "IBS liên quan đến đường ruột và hệ thần kinh". Việc giữ cho hệ thống thần kinh bình tĩnh có thể giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng IBS, giống như các biện pháp can thiệp vào chế độ ăn uống.

5. Duy trì những điều cơ bản của chế độ ăn uống IBS

Cơ thể của mỗi người là khác nhau, nhưng có một số nguyên tắc cơ bản mà hầu hết những người bị IBS nên tuân theo. Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo, hạn chế ăn cay, cà phê và rượu, không bỏ bữa và uống nhiều nước. Ngoài ra, hãy tăng cường ăn nhiều chất xơ hòa tan, chẳng hạn như yến mạch và hạn chế chất xơ không hòa tan.