7 sai lầm của cha mẹ khiến bé dù ngủ nhiều vẫn không khỏe mạnh
Nội dung bài viết:
- “Trẻ ngủ lúc nào cũng được, miễn sao tổng giờ ngủ đủ tiêu chuẩn”
- “Thời gian ngủ của trẻ nếu không đạt tiêu chuẩn chắc chắn sẽ ảnh hưởng sự sinh trưởng và phát triển”
- “Nhất định phải tập cho trẻ có thói quen ngủ trưa tốt nhất”
- “Bế hoặc ôm trẻ ngủ sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn và mau đi vào giấc ngủ”
- “Khi trẻ có chút động đậy, chỉ cần vỗ nhè nhẹ là có thể giúp trẻ ngủ trở lại”
- “Ngáy là biểu hiện cho thấy trẻ ngủ rất ngon”
- “Không cần thiết xây dựng thói quen ngủ khi trẻ còn nhỏ, đợi đến khi vào nhà trẻ rồi điều chỉnh sau”
Trẻ ngủ lúc nào cũng được, miễn sao tổng giờ ngủ đủ tiêu chuẩn
Theo chuyên gia sức khỏe trẻ em trên Familydoctor cho biết: Thời gian ngủ đầy đủ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của trẻ. Bởi vì trong khi ngủ, hormone sinh trưởng được hệ thống nội tiết phóng thích ra nhiều gấp 3 lần so với lúc trẻ thức.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chỉ việc cho trẻ ngủ đủ giấc là được, chất lượng giấc ngủ của trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ ngủ ở thời gian khác nhau thì tỷ lệ giữa giai đoạn “ngủ cạn” và “ngủ sâu” cũng xảy ra biến đổi. Nếu trẻ ngủ quá muộn thì tỷ lệ giấc ngủ cạn chiếm nhiều hơn. Trong khi đó, giấc ngủ sâu lại có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ, do hormone sinh trưởng chủ yếu được tiết ra vào giai đoạn này.
Song song đó, giai đoạn ngủ cạn là có mối quan hệ mật thiết đến sự phát triển trí nhớ. Vì vậy, bạn nên tập cho trẻ ngủ sớm một chút nhưng cũng không nên quá sớm vì sẽ rút ngắn giai đoạn ngủ cạn, ảnh hưởng trí nhớ của trẻ.
Thời gian ngủ của trẻ nếu không đạt tiêu chuẩn chắc chắn sẽ ảnh hưởng sự sinh trưởng và phát triển
Thực tế, tuy mỗi độ tuổi của trẻ đều sẽ có nhu cầu về lượng giấc ngủ nhất định, nhưng mà giữa các trẻ cùng trang lứa với nhau cũng tồn tại sự khác biệt, chẳng hạn như tình trạng thể chất, sức khỏe v.v… Cho nên có thể thấy, một số trẻ dù ngủ ít hơn các bạn khác một chút vẫn không gây ảnh hưởng gì lớn.
Về nguyên tắc, chỉ cần trạng thái tinh thần của trẻ luôn ổn định, vui vẻ, hoạt bát, ăn uống bình thường, không có vấn đề về tiêu hóa, thể trọng tăng trưởng ở mức lý tưởng thì chứng tỏ vấn đề giấc ngủ của trẻ vẫn được đảm bảo.
Mặc dù vậy nhưng nếu độ chênh lệch về thời gian ngủ của trẻ quá nhiều, ví dụ như trẻ sơ sinh cần phải ngủ 16 - 18 tiếng mỗi ngày nhưng bé nhà bạn chỉ ngủ 12 tiếng thì đây có thể là tín hiệu về sức khỏe. Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra tổng quát và có biện pháp cải thiện theo chỉ định của bác sĩ.
Nhất định phải tập cho trẻ có thói quen ngủ trưa tốt nhất
Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên mà nói, tinh thần và sức lực vào ban ngày của trẻ thường rất thịnh vượng. Nếu như trẻ vui chơi, hoạt động cả ngày mà vẫn không có biểu hiện mệt mỏi, mất sức và ăn uống vẫn ngon miệng thì chỉ cần giấc ngủ ban đêm vẫn ổn định thì bố mẹ hoàn toàn yên tâm dù trẻ không ngủ trưa.
Chỉ cần giấc ngủ của trẻ vào ban đêm đảm bảo đầy đủ cả chất và lượng, đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của trẻ thì bố mẹ không nhất thiết phải ép trẻ phải ngủ trưa. Ngược lại nếu trẻ ngủ trưa mà đêm đến lại không ngủ tốt thì càng gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ.
Bế hoặc ôm trẻ ngủ sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn và mau đi vào giấc ngủ
Khi mẹ bế hoặc ôm vào lòng đích thực có thể khiến trẻ cảm thấy an toàn hơn, nhưng điều này cũng dễ tạo cho trẻ hình thành tính ỷ lại. Khi trẻ bắt đầu lớn hơn một chút, người lớn muốn thay đổi thói quen này lại rất khó khăn. Tâm lý ỷ lại này thậm chí còn làm kéo dài thời gian dỗ trẻ ngủ. Mặt khác, ban đêm nếu trẻ giật mình tỉnh giấc mà bố mẹ không kịp thời bế bồng, vỗ về thì càng khiến trẻ sinh ra cảm giác bất an và khó ngủ trở lại.
Vấn đề này ảnh hưởng bất lợi đến thói quen ngủ độc lập của trẻ và sự chuyển tiếp tự nhiên giữa giai đoạn ngủ cạn và ngủ sâu. Đây cũng là lý do các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ ngủ ở chiếc nôi riêng đặt gần giường của bố mẹ và đến độ tuổi thích hợp có thể để trẻ ngủ phòng riêng.
Khi trẻ có chút động đậy, chỉ cần vỗ nhè nhẹ là có thể giúp trẻ ngủ trở lại
Đối với giấc ngủ của trẻ mà đặc biệt là trẻ sơ sinh mà nói, tỷ lệ giữa giai đoạn ngủ cạn và ngủ sâu thường chiếm 50/50 và không ngừng chuyển tiếp với nhau. Khi đã đi vào trạng thái ngủ sâu, trẻ sẽ được nghỉ ngơi và thả lỏng hoàn toàn, trừ thỉnh thoảng mới có chút quẫy đạp hay động đậy nhẹ ở cái miệng nhỏ xinh.
Ngược lại, ở giai đoạn ngủ cạn, các bộ phận như cánh tay, chân thậm chí cả cơ thể thường sẽ có nhiều cử động hơn, trên mặt của trẻ còn xuất hiện nhiều dấu hiệu khác nhau như nhíu mày, mỉm cười, hoảng sợ v.v… Do đó, khi thấy trẻ cựa quậy khi ngủ thì bố mẹ không nên vội đến vỗ về hoặc bế trẻ lên. Hãy quan sát một chút xem trẻ có thể ngủ tiếp một cách tự nhiên hay không. Mọi can thiệp từ bên ngoài đều ít nhiều ảnh hưởng chất lượng ngủ của trẻ.
Ngáy là biểu hiện cho thấy trẻ ngủ rất ngon
Thỉnh thoảng trẻ sẽ có biểu hiện ngáy khi ngủ có thể là do cảm mạo, khi bệnh đã khỏi thì chứng ngáy cũng mất đi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài mà không phải do bị cảm thì bố mẹ cần thận trọng, trẻ có thể mắc bệnh phì đại Adenoid, phì đại Amidan hoặc nguyên nhân khác, ảnh hưởng đến sự thông khí ở mũi và họng.
Không cần thiết xây dựng thói quen ngủ khi trẻ còn nhỏ, đợi đến khi vào nhà trẻ rồi điều chỉnh sau
Trên thực tế, trẻ từ 0 đến 1 tuổi chính là thời kỳ then chốt để hình thành hành vi ngủ tốt nhất. Quy luật đêm ngày trong suốt 24 giờ thông thường ở trẻ 1 tuổi đã được xác lập hoàn chỉnh. Nếu bố mẹ đợi đến khi trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo mới điều chỉnh thói quen ngủ khoa học cho trẻ sẽ rất khó khăn.
Bộ Y tế đồng ý TP.HCM tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng
Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới...
Mẹ tập thể dục khi vẫn còn cho con bú có thể bảo vệ con khỏi béo phì và tiểu...
Hai bà mẹ tập thể dục sau khi sinh và cho con bú bằng sữa mẹ cho biết có những...
Sự cố hy hữu lúc ăn thịt nướng khiến bé gái nhập viện khẩn cấp
Trong lúc ăn thịt nướng, bé gái 5 tuổi gặp tai nạn khiến chiếc xiên que đâm xuyên từ mũi...
4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
Cha mẹ có nhiều điều để nói nhưng có 4 điều về già tuyệt đối không nói với con trong...