Phụ Nữ Sức Khỏe

Dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở trẻ cha mẹ không nên bỏ qua

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em. Vì vậy nếu con bạn bị rối loạn giấc ngủ, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Vậy làm cách nào để khắc phục rối loạn giấc ngủ ở trẻ?

Bạn hãy nhớ rằng mỗi em bé là một thực thể độc lập và khác biệt, vì vậy điều gì đúng với bé này không nhất thiết đúng với con của bạn. Con họ có rối loạn giấc ngủ giai đoạn này còn con bạn thì lại lúc khác. Hầu hết các em bé đều bị ít nhất một đợt rối loạn giấc ngủ như vậy.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ là gì?

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một cụm từ mô tả một giai đoạn khi một em bé đã ngủ tốt đột nhiên thức dậy nhiều vào ban đêm, ngủ ngắn hơn mà không có lý do rõ ràng. Giai đoạn này thường kéo dài trong vòng một tháng, cá biệt có bạn trẻ kéo dài vài tháng.

roi loan giac ngu o tre 1
Mỗi trẻ sẽ có thời điểm và biểu hiện rối loạn giấc ngủ khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Đối với trẻ em, tuỳ vào từng độ tuổi sẽ có khoảng thời gian ngủ khác nhau. Những tuần đầu mới sinh, trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 18 – 20 giờ mỗi ngày. Sau này thời gian ngủ của trẻ sẽ giảm dần và khi trẻ đến 5 tuổi, trẻ đã có lịch ngủ gần giống như người lớn, ngủ ít vào ban ngày và có thể tự ngủ vào ban đêm.

Vì vậy,  thời điểm rối loạn giấc ở trẻ cũng khác nhau, một số mốc thời gian tiêu biểu cha mẹ có thể tham khảo như: 

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tháng tuổi: Khi bé bước vào tháng thứ 4, bé đột nhiên đang từ ngủ ngon lành chuyển thành thức dậy nhiều lần vào ban đêm, đòi ti, thường kèm quấy khóc nhiều.
Rối loạn giấc ngủ vào tháng thứ 8 (đôi khi là tháng 9 hoặc vào tháng thứ 10): Điều này xảy ra bởi vì có nhiều mốc phát triển con đạt được trong tháng này. Vận động thô của con tiến bộ rõ rệt vì con có thể ngồi, bò, đứng vịn, thậm chí một vài bé có thể đi men, trí não cũng đạt được bước tiến đáng kể. 
Kết quả là bạn có một em bé cáu kỉnh, ít ngủ ngày, đêm thức liên tục và quấy khóc từ đêm này qua đêm khác.

Rối loạn giấc ngủ lúc 11 hoặc 12 tháng: Giai đoạn này ít phổ biến hơn, thường ảnh hưởng tới giấc ngủ ngày hơn do trẻ tự cắt giấc ngủ ngày hoặc giảm thời gian ngủ vào ban ngày. Trẻ sẽ chỉ ngủ 1 giấc vào ban ngày. Bố mẹ cũng đừng hiểu là con chỉ cần thế thôi, trẻ cần ngủ trên một giấc vào ban ngày cho đến khi con tròn 15 tháng.

roi loan giac ngu o tre 2
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tuỳ theo từng cột mốc phát triển của bản thân - Ảnh minh họa: Internet

 Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 18 tháng tuổi: Đây là giai đoạn rối loạn giấc ngủ kinh khủng nhất của bé. Bây giờ con đã là một em bé biết đi, biết diễn đạt yêu cầu của mình bằng lời và bằng cử chỉ.

Bé hiểu và dùng từ “không” để biểu đạt sự từ chối, bé sẽ cáu kỉnh khóc lóc vật vã ăn vạ khi thức dậy ban ngày mà không thấy bạn, hoặc ban đêm. Và thường có một lý do nữa làm cho bé khó ngủ, đó là giai đoạn này con thường mọc răng hàm.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 2 tuổi: Đây là giai đoạn rối loạn giấc ngủ nhẹ nhàng nhất, con đã được 2 tuổi, đạt được rất nhiều mốc phát triển quan trọng và hầu hết các bé giai đoạn này đã có thể ngủ giống người lớn, nhưng chúng ta cũng cần chuẩn bị tư tưởng cho một và đêm khó ngủ của các bạn nhỏ.

roi loan giac ngu o tre 3
Bé không đủ tỉnh táo, sức lực khi đến lớp vì rối loạn giấc ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sẽ khiến trẻ dậy trễ, buổi sáng không được tỉnh táo, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập, vui chơi của bé. Bên cạnh đó, cũng làm cho tâm lý cha mẹ căng thẳng, thiếu ngủ vì phải thức đêm chăm con.

Biểu hiện rối loạn giấc ngủ là trẻ ngủ không yên, trằn trọc, quấy khóc, lăn lóc xoay ngang, xoay dọc trên giường, hay giật mình, chỉ một tiếng động nhỏ đã bừng tỉnh dậy. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ còn biểu hiện bằng thời gian ngủ: trẻ ngủ ít, vào giấc ngủ khó khăn, đi ngủ rất muộn... 

Triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn giấc ngủ ở trẻ mà cha mẹ dễ nhận thấy đó là cơn hoảng sợ vào ban đêm và cơn miên hành.

Cơn hoảng sợ vào ban đêm: Đột nhiên trẻ ngồi dậy hoặc vùng vẫy, la hét khóc lóc sau khi đã ngủ được vài giờ. Trẻ biểu lộ sự sợ hãi, căng thẳng, bồn chồn, mắt mở to nhưng dường như vẫn đang thiếp ngủ, người mẹ không thể dỗ dành cho trẻ yên hoặc không thể đánh thức cho trẻ tỉnh hẳn được.

Cơn hoảng sợ xảy ra kéo dài 10 – 15 phút. Sau cơn trẻ thường ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau tỉnh dậy trẻ cũng không nhớ gì về cơn đã xảy ra đêm qua.

roi loan giac ngu o tre 4
Biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ là giật mình khóc đêm mà không rõ nguyên nhân - Ảnh minh họa: Internet

Cơn miên hành: Là triệu chứng của rối loạn giấc ngủ ở trẻ khi trẻ đột ngột choàng dậy từ giấc ngủ sâu. Khi đó trẻ có thể làm động tác đơn giản như ngồi dậy tại giường hoặc một số khác có động tác phức tạp như đi lại, mặc quần áo, ăn uống.

Cơn miên hành thường xảy ra sau 1 – 2 giờ sau khi ngủ và có thể kéo dài khoảng dưới 30 phút.

Những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, chúng ta cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân để tìm cách khắc phục và điều trị cho hợp lý.

Bệnh còi xương: Bệnh hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em, nhất là trẻ đang còn trong giai đoạn bú mẹ là bệnh còi xương, do trẻ bị thiếu canxi nên dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

Khi không cung cấp đủ vitamin D cho trẻ, cơ thể trẻ sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu canxi, làm cản trở quá trình sản xuất ra melatonine, một loại chất tạo cảm giác thư giãn và đem lại giấc ngủ ngon.

roi loan giac ngu o tre 5
Nguyên nhân hàng đầu của rối loạn giấc ngủ ở trẻ là thiếu canxi - Ảnh minh họa: Internet

Thiếu một số vi chất dinh dưỡng: Đặc biệt thiếu kẽm, magie cũng là nguyên nhân gây chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, kể cả trẻ lớn.

Trẻ đang bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính như: viêm họng, viêm amidal, nhất là viêm VA làm trẻ tịt mũi khó thở hoặc khi trẻ bị đau bụng, chướng bụng cũng làm trẻ ngủ không sâu giấc, giật mình quấy khóc vào ban đêm. 

Các nguyên nhân khác cũng thường làm cho trẻ hay giật mình khóc đêm, cáu kỉnh khó ngủ như:

  • Tã bị ướt, không được vệ sinh sạch sẽ làm trẻ bị hăm tã, ngứa ngáy khó chịu.
  • Không gian ngủ không được thoải mái, chật hẹp hoặc nhiệt độ phòng quá cao, hoặc quá nóng cũng có thể là nguyên nhân khiến bé không hài lòng nên quấy khóc.
  • Có thể do bé đói, ăn không đủ no trước khi đi ngủ cũng làm cho bé không thể ngủ sâu.
  • Không có cha mẹ ngủ bên nên nhiều bé cũng có cảm giác không an toàn, vì vậy bé khóc để được sự vỗ về của cha mẹ.
  • Ngủ muộn cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Cha mẹ cho trẻ chơi quá khuya hoặc vui đùa quá mức trước khi đi ngủ nên khi ngủ trẻ thường bị hoảng loạn, giật mình, thậm chí là nói mớ.

Cách chữa rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Giấc ngủ đối với trẻ em là vô cùng quan trọng, khi trẻ có những biểu hiện rối loạn giấc ngủ, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân, cần thiết thì nên cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

roi loan giac ngu o tre 6
Cha mẹ cần quan tâm đến giấc ngủ của trẻ, tập thói quen cho bé ngủ sớm dậy sớm - Ảnh minh họa: Internet

Để trẻ có một giấc ngủ ngon, cha mẹ nên làm những điều sau:

  • Tập thói quen tốt trước khi đi ngủ như đánh răng, rửa mặt, vệ sinh cá nhân, uống sữa… Nên làm hằng ngày để tập thói quen phản xạ có điều kiện cho trẻ.
  • Tạo cảm giác an toàn cho trẻ trước khi đi ngủ như cho trẻ ôm gấu bông, búp bê, kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ.
  • Duy trì thời gian ngủ và thức dậy hằng ngày, kể cả cuối tuần.
  • Không cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ quá đói trước khi ngủ.
  • Tạo không gian ngủ thoải mái, sử dụng ánh đèn mờ và phòng mát mẻ, duy trì nhiệt độ phòng từ 27 - 28 độ C là hợp lý.
  • Có thể sử dụng một số bài thuốc chữa rối loạn giấc ngủ theo đông y như tía tô đất, hạt sen, nhãn nhục, lạc tiên…Nếu sử dụng với liều lượng phù hợp có tác dụng an thần, tránh tình trạng quấy khóc vào ban đêm.

Nếu chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ kéo dài sẽ khiến bé mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ và thậm chí là chậm lớn, bị suy dinh dưỡng. Cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở nhi khoa để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

An Nhiên

Tin liên quan

Cảnh báo: Xuất hiện những triệu chứng này, trẻ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu là chứng bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em đứng hàng thứ ba. Có nhiều...

Dạy kỹ năng thoát hiểm cho bé giúp cứu nguy trong gang tấc

Có một sự thật là không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể ở bên cạnh để che chở,...

Mẹ có biết: Trẻ bị táo bón nên ăn gì để nhanh khỏi?

Trẻ bị táo bón nên ăn gì cho mau khỏi là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Bài viết...

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em - Căn bệnh chớ nên xem thường!

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một trong những chứng bệnh phổ biến. Bệnh sẽ khỏi hoàn toàn...

Dạy điều hay lẽ phải nhưng cha mẹ Việt lại vô tình thể hiện sự 'khôn vặt' trước mặt con

Chị Phan Hồ Điệp, mẹ của cậu bé thần đồng nổi tiếng Đỗ Nhật Nam, đã có những chia sẻ...

Cô bé nhận bài học nhớ đời vì vứt đồ mẹ mua

Cầm chiếc hộp bút mẹ mới mua, Presleigh (Florida, Mỹ) không vui mà phát cáu, ném món đồ vào thùng...

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

14 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

14 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

14 giờ trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày 14 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày 14 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

2 ngày 4 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

2 ngày 4 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

2 ngày 5 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình