Lá lốt là cây gì?

Lá lốt là cây thân thảo đa niên, có tên khoa học Piper sarmentosum, thuộc họ hồ tiêu. Cây lá lốt cao khoảng 30- 40 cm, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá; cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt.

Lá lốt thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt, dọc bờ nước, để lấy lá làm gia vị và làm thuốc. Ngoài cách sử dụng lá lốt cho các món ăn như nướng, xào, món canh… thì lá lốt còn có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Ngoài công dụng chế biến món ăn, lá lốt còn là bài thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Theo Đông y, cây lá lốt có tính ấm, hơi cay, vị nồng. Công dụng của lá lốt là trừ lạnh, làm ấm bụng, giảm đau, chữa đau nhức xương khớp, tiêu chảy, chứng ra nhiều mồ hôi chân tay và là một loại thuốc hỗ trợ cho sinh lý của đàn ông…

Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 50 tới 100 gam lá lốt, đặc biệt những người đang bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón thì không nên dùng lá lốt.

Hãy cùng chúng tôi tham khảo một số công dụng của lá lốt và các bài thuốc dân gian từ loại cây này.

1. Lá lốt “thần dược” tăng cường bản lĩnh đàn ông

Công dụng của lá lốt với đàn ông được ví như “viagra” tự nhiên, giảm nguy cơ yếu sinh lý, giúp đời sống vợ chồng viên mãn mà tiết kiệm chi phí. Kết hợp lá lốt với một số thực phẩm khác để tăng thêm tính hiệu quả như:

Lá lốt kết hợp với hành tím khô: Hành khô bóc vỏ rồi cắt thành lát mỏng, đem ngâm với mắm. Có thể pha thêm đường và chanh để có vị chua ngọt. Đợi hành ngấm thì ăn kèm với lá lốt như rau khai vị. Nên ăn mỗi tuần 2 – 3 lần để đạt kết quả tốt nhất, giúp cải thiện tình trạng sinh lý hiệu quả.

Lá lốt kết hợp với các vị thuốc bắc khác: Cho các nguyên liệu lá lốt, cam thảo, phòng sâm, trần bì, bạch linh, lệ chi, bạch truật, sinh khương, sơn thù vào trong ấm và cho 1 lít nước. Đun sôi thuốc rồi để nguội, chia ra uống nhiều lần trong ngày để tăng cường sinh lý cho cánh mày râu.

Lá lốt xào hến: Thịt hến là loại thực phẩm bậc nhất về hàm lượng kẽm. Đây là hoạt chất có tác dụng làm tăng nội tiết tố nam testosterol, kích thích ham muốn tình dục, cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.

Để chế biến món ăn này, bạn có thể mua hến về tự luộc và đãi cho chất lượng. Lá lốt đem rửa sạch, thái nhỏ, hành tây đem đi xắt lát. Phi thơm tỏi và hành, cho hến vào xào cùng với các loại gia vị. Sau khi thịt hến chín, cho hành tây và lá lốt vào xào cho chín rồi tắt bếp.

Hến xào lá lốt là món ăn dễ làm mà mang lại hiệu quả cao cho đấng mày râu - Ảnh minh họa: Internet

2. Công dụng của lá lốt chữa đau khớp

Lá lốt là một trong những thực phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh viêm, đau nhức xương khớp rất tốt vì lá, rễ và thân của cây đều chứa thành phần benzylaxetat. Đây là chất có khả năng kháng khuẩn cao, giúp cho vết thương giảm sưng, viêm và giảm các cơn đau nhức hiệu quả.

Một số bài thuốc sử dụng lá lốt để chữa đau khớp như:

Lá lốt ngâm rượu: Công dụng của lá lốt trong việc ngâm rượu dùng để xoa bóp chữa đau lưng cực kỳ hiệu nghiệm. Sử dụng một đoạn cây lá lốt từ 2 - 4m, rửa sạch rễ, thân, lá rồi băm nhỏ thành từng đoạn đem phơi khô, sau đó ngâm cùng với 1 lít rượu trắng. Rượu cây lá lốt để khoảng một tháng, các tinh dầu trong cây sẽ hoà vào rượu là có thể sử dụng được.

Lá lốt ngâm chân: Chọn những cây hơi già, dùng cả phần rễ và thân cây chặt thành từng đoạn nhỏ. Dùng 100g cho vào đun sôi cùng với 1 lít nước trong vòng 15 phút. Để nước nguội rồi cho vào chậu ngâm trong thời gian 30 phút. Có thể thêm muối trắng, cây ngải cứu để tăng hiệu quả của bài thuốc.

Tác dụng của lá lốt ngâm chân dùng để điều trị chứng ra mồ hôi tay chân (hay còn gọi là tê phong thấp), loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, hỗ trợ giảm đau hiệu quả và giúp chúng ta có giấc ngủ ngon hơn.

Dùng lá lốt để ngâm chân là phương pháp trị đau nhức xương khớp - Ảnh minh họa: Internet

Uống nước cây lá lốt: Có thể sử dụng lá lốt tươi hoặc khô, sắc 2 bát nước còn ½ bát. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau khi ăn tối và liên tục 10 ngày. Hoặc kết hợp với rễ cây cỏ xước, bưởi bùng, vòi voi thái mỏng, sao vàng, sắc uống 3 lần trong ngày và liên tục 7 ngày.

 

3. Tác dụng của lá lốt đối với bà bầu

Bà bầu có ăn lá lốt được không là câu hỏi nhiều chị em vô cùng thắc mắc. Việc ăn lá lốt không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi, ngược lại còn mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ cho bà bầu.

Bà bầu có thể sử dụng lá lốt trong trường hợp như bị đau bụng kèm buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau răng. Đặc biệt sử dụng nước lá lốt để ngâm chân để giải độc cực kỳ tốt. Ngoài ra, lá lốt còn giúp tăng cường sữa mẹ cho phụ nữ sau khi sinh, tuy nhiên chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều sẽ gây nóng, táo bón cho bà bầu.

4. Công dụng của lá lốt chữa viêm xoang

Lá lốt là nguyên liệu chữa bệnh viêm xoang dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản và chi phí khá rẻ. Để đạt được hiệu quả chữa bệnh bằng phương pháp này, bạn cần có sự kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lấy một nắm lá lốt tươi rửa sạch với nước muối pha loãng và vò nát nhét vào mũi, ngày làm từ 1 – 2 lần. Làm liên tục hằng ngày sẽ giúp trị chứng viêm xoang, nước mũi đặc.

Chúng ta có thể sử dụng lá lốt để xông hơi trị viêm xoang. Để thực hiện cách này, bạn sử dụng một nắm lá lốt cùng với muối hạt cho vào nồi nước để nấu. Khi nước sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp, lưu ý trong lúc nấu đậy kín nắp nồi để tinh dầu lá lốt không bay ra ngoài. Đặt nồi nước ở mặt phẳng, dùng một chiếc khăn phủ kín đầu và nồi nước. Mở nắp nồi từ từ để hơi nóng bốc lên, bạn cúi mặt tập trung hít vào, cẩn thận để không bị bỏng.

5. Công dụng của lá lốt chữa đau răng

Cách chữa bệnh viêm răng, đau răng bằng lá lốt cũng cực kỳ tốt. Bạn có thể sử dụng nước lá lốt đặc để súc miệng hằng ngày hoặc dùng bông gòn thấm rượu ngâm lá lốt chấm vào chỗ bị sưng đau. Làm thường xuyên ngày 2 – 3 lần để có được hiệu quả.

6. Công dụng của lá lốt trong làm đẹp

Sử dụng lá lốt như một loại mặt nạ tự nhiên để dưỡng da trắng sáng - Ảnh minh họa: Internet

Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, công dụng của lá lốt còn được nhắc đến trong việc làm đẹp cho các chị em. Tác dụng của lá lốt với da mặt là loại bỏ tế bào mụn, trị nám, loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn bám dính, giúp làn da trở nên sạch sẽ, căng mịn và trắng sáng hiệu quả.

Một số cách sử dụng lá lốt để làm đẹp:

Mặt nạ lá lốt sữa chua: Lá lốt bạn có thể giã nhuyễn hoặc xay lấy nước, trộn đều với 2 thìa sữa chua không đường, 1 thìa cà phê mật ong để tạo nên hỗn hợp mặt nạ trắng da ngay tại nhà mà siêu tiết kiệm.

Dùng nước lá lốt để rửa mặt hằng ngày: Lá lốt rửa sạch, cho vào bát giã nát. Ngâm cùng với nước nóng và một ít muối, đợi đến khi nước chuyển sang màu xanh thì bạn lọc lấy nước để rửa mặt hàng ngày. Phần bã lá lốt pha cùng với nước cốt chanh đắp trực tiếp lên nốt mụn bọc, cứ 5 phút thì thay một lớp bã lá lốt khác.

Như vậy, ngoài công dụng trong chế biến món ăn, lá lốt còn mang lại nhiều tác dụng cho sức khoẻ. Lá lốt là loại cây thiên nhiên lành tính, dễ tìm và dễ sử dụng. Do đó bạn có thể yên tâm áp dụng các bài thuốc trên để trị bệnh cho các thành viên trong gia đình của mình.

7. Công dụng của lá lốt chữa bệnh phụ khoa

Với các triệu chứng như khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, ngứa vùng kín,… các chị em có thể sử dụng lá lốt để chữa bệnh tại nhà như sau:

Lá lốt rửa sạch, vò nát cùng với nghệ và phèn chua cho vào nồi, đổ nước đun sôi trong vòng 10 -15 phút. Gạn lấy phần nước rồi để nguội, sử dụng để rửa âm đạo. Phần nước còn lại có thể dùng để xông âm đạo, tuy nhiên chỉ nên sử dụng trong ngày và bỏ đi, không sử dụng qua ngày hôm sau.