6 sai lầm khi ăn trái cây làm mất hết chất dinh dưỡng mà nhiều chị em vẫn thường mắc phải
Chỉ ép nước để uống
Trừ những người răng xấu, tốt nhất không nên ép trái cây mà ăn trực tiếp sẽ bổ dưỡng hơn. Bởi vì cellulose của trái cây có thể kích thích hiệu quả nhu động đường tiêu hóa và thúc đẩy đại tiện. Uống nước trái cây sẽ làm giảm lượng cellulose trong trái cây của mọi người.
Ăn trái cây ngay sau bữa ăn
Ăn trái cây ngay sau bữa ăn thường không giúp ích cho tiêu hóa, thậm chí đôi khi gây đầy hơi và táo bón.
Các nghiên cứu cho thấy trong thành phần của trái cây chứa nhiều cacbonhydrat, đường mía, tinh bột, đường glucose… Do đó ăn trái cây ngay sau bữa ăn sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, đường ruột và tuyến tụy.
Các chất có nhiều trong trái cây như cellulose, hemicellulose, pectin… đều có khả năng hấp thụ nước mạnh. Sau khi xuống dạ dày, hấp thụ nước, trái cây trong dạ dày sẽ nở bung và tạo cảm giác no, đầy hơi, ảnh hưởng không tốt tới chức năng tiêu hóa. Cơ thể có quá nhiều cellulose cũng ảnh hưởng tới sự hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin, rất không tốt với những người bị tiểu đường.
Bạn nên ăn trái cây sau bữa ăn hai giờ hoặc trước bữa ăn một giờ.
Chỉ mua trái cây cắt thành từng miếng sẵn
Có không ít các loại trái cây là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể như cam, chanh hay kiwi… Nhưng liệu bạn có biết rằng, chất vitamin C lại rất dễ bị oxy hóa trong không khí và bị mất đi khi gặp phải môi trường nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời. Vì vậy, những loại trái cây tươi đã được gọt vỏ hoặc cắt sẵn đóng trong hộp, bán tại các cửa hàng, siêu thị thì hàm lượng dinh dưỡng đã bị giảm đi, đặc biệt là đối với những loại trái cây chứa nhiều vitamin C. Thay vì mua trái cây gọt sẵn, tốt nhất bạn nên mua nguyên quả, tươi và đảm bảo an toàn.
Không rửa trái cây trước khi ăn
Ăn trái cây ôi thiu hoặc trái cây không được làm sạch và khử trùng kỹ lưỡng như dâu tây, dâu tằm,... dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ, viêm dạ dày ruột cấp tính.
Không súc miệng sau khi ăn trái cây
Một số loại trái cây có chứa nhiều đường lên men, có tính ăn mòn cao đối với răng. Do đó, sau khi ăn hoa quả, nếu bạn không súc miệng, cặn trái cây trong miệng rất dễ gây sâu răng.
Sau khi ăn hoa quả, nên súc miệng hoặc đánh răng kỹ lưỡng.
Bảo quản trái cây trong tủ lạnh trong một thời gian dài
Trái cây sau khi được bảo quản đông lạnh quá lâu sẽ sản sinh ra nitrit. Nếu như bạn ăn phải trái cây bị bảo quản quá lâu, bạn sẽ gặp phải các tình trạng như đau đầu, nôn mửa và nhiều triệu chứng khác.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.