5 bước cải thiện hệ tiêu hóa ‘khó ưa’ của bà bầu
Trong thai kỳ, bà bầu phải đối mặt với hàng loạt vấn đề do hệ tiêu hóa gây ra như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng… Các triệu chứng này liên tục xuất hiện nguyên nhân chủ yếu do quá trình thay đổi nội tiết tố khi mang thai, thói quen ăn uống và tập luyện hạn chế, áp lực của thai nhi trong bụng mẹ tăng dần.
Để cải thiện những triệu chứng không mấy dễ chịu của hệ tiêu hóa, bà bầu hãy tìm cách ổn định và giúp cơ quan này hoạt động trơn tru trong cả 3 tam cá nguyệt.
Các bước cải thiện hệ tiêu hóa của bà bầu
Bước 1. Tập luyện điều độ
Bà bầu hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục, chơi một số môn thể thao vừa sức. Hoạt động này vừa giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả vừa thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhịp nhàng hơn. Các hoạt động đi bộ, bơi lội, đi xe đạp chậm… đều thích hợp cho bà bầu tập luyện.
Bước 2. Tăng cường chất xơ trong bữa ăn
Theo Healthline, tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn, ít nhất 28g mỗi ngày sẽ giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa của bà bầu trong suốt thai kỳ. Do đó, mẹ bầu đừng quên thêm vào thực đơn các thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả,
Bước 3. Tăng cường ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn đường ruột probiotics
Bà bầu nên tích cực ăn các thực phẩm giàu lợi khuẩn đường ruột probiotics như sữa chua, nấm sữa kefir, dưa cải lên men nhằm tăng sức mạnh cho đường tiêu hóa.
Probiotics là những lợi khuẩn sinh sống trong đường ruột mọi người giúp chống lại những vi khuẩn có hại, loại bỏ các chất độc, hình thành nhân tố miễn dịch, vitamin K, các chất béo chuỗi ngắn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng tiêu hóa.
Bà bầu bổ sung lợi khuẩn probiotics trong thời kỳ mang thai cũng giúp thai nhi nhận đường nhiều lợi khuẩn đường ruột.
Bước 4. Tăng cường ăn thức ăn giàu prebiotics
Prebiotics chính là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn đường ruột probiotics. Môi trường đường ruột giàu prebiotics sẽ tạo điều kiện cho các lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ, cải thiện hiệu quả hệ tiêu hóa bà bầu.
Prebiotics chỉ tác động tích cực khi hệ tiêu hóa bà bầu đã tồn tại những lợi khuẩn probiotics, bản thân prebiotics không sản sinh ra những vi sinh vạt hữu ích này.
Do đó, bà bầu cần tích cực bổ sung các thực phẩm giàu probiotics và prebiotics. Các thực phẩm phổ biến như ngũ cốc nguyên hạt, hành, tỏi, chuối, mật ong, nho, atiso, đậu nành, yến mạch thô, lúa mì nguyên cám, kua mạch nguyên cám… đều giàu probiotics.
Bước 5. Uống nhiều nước
Bà bầu cần uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để cải thiện tốc độ tiêu hóa và giúp quá trình đại tiện được dễ dàng hơn. Uống nước còn giúp bà bầu cân bằng điện giải, ngăn ngừa tình trạng khử nước – nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau đầu, chuột rút, buồn nôn, co bóp dạ con phổ biến ở nhiều bà bầu.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.