4 thực phẩm rất tốt cho người bị loét dạ dày
Một số loại thực phẩm có liên quan đến nguy cơ loét thấp hơn vì chúng có tác dụng chống viêm, bao phủ niêm mạc dạ dày hoặc tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột.
Súp lơ xanh và các thực phẩm giàu chất xơ
Theo AARP, nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy chế độ ăn giàu chất xơ có thể làm giảm nguy cơ phát triển loét. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những người tham gia nam giới trong 6 năm và phát hiện nguy cơ loét thấp hơn 45% đối với những người ăn nhiều chất xơ nhất, so với những người ăn ít chất xơ nhất.
PGS.TS Devika Kapuria, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, trường Y khoa Đại học Washington ở St. Louis, cho biết: "Thực phẩm có chất xơ sẽ bao phủ niêm mạc dạ dày và làm giảm tổn thương mà axit dạ dày gây ra cho niêm mạc dạ dày, do đó làm giảm sự hình thành loét hoặc ngăn ngừa sự hình thành loét".
Lựa chọn hàng đầu: Súp lơ xanh, cũng như các loại rau họ cải khác, rau lá xanh, quả mọng, yến mạch, ngũ cốc giàu chất xơ và bánh mì nguyên cám.
Khoai lang và thực phẩm giàu vitamin A
Khoai lang là một trong những nguồn cung cấp vitamin A dồi dào nhất và có đặc tính chống loét. Nghiên cứu trên của Đại học Harvard cũng phát hiện chế độ ăn nhiều vitamin A có liên quan đến nguy cơ loét thấp hơn 54%.
Lựa chọn hàng đầu: Bên cạnh khoai lang, các nguồn vitamin A tốt khác bao gồm cà rốt, bí, cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, cà chua, ớt chuông đỏ, dưa lưới và xoài. Nhiều loại ngũ cốc ăn sáng, nước ép và các sản phẩm từ sữa được bổ sung vitamin A.
Sữa chua và các thực phẩm chứa lợi khuẩn
Probiotics, các vi sinh vật sống có trong sữa chua và các thực phẩm lên men khác, rất tốt cho đường ruột. Men vi sinh có thể giúp chống lại vi khuẩn H. pylori gây loét.
Lựa chọn hàng đầu: Ngoài sữa chua, hãy thử kefir, dưa cải muối chua, kombucha.
Nam việt quất và rau củ quả nhiều màu sắc
Có một số bằng chứng cho thấy quả mọng giàu flavonoid hoặc polyphenol có thể giúp chống lại bệnh loét dạ dày tá tràng. Flavonoid được gọi là chất bảo vệ dạ dày vì chúng làm tăng chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Flavonoid, đặc biệt là những chất có trong nước ép nam việt quất, làm chậm hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori.
Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên được công bố vào năm 2021 trên tạp chí Tiêu hóa và Gan mật (Mỹ), những người uống nước ép nam việt quất 2 lần/ngày trong 8 tuần đã giảm 20% tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori so với những người uống ít nước ép hơn hoặc dùng giả dược. Ngay cả những người uống nước ép một lần/ngày cũng thấy cải thiện.
Lựa chọn hàng đầu: Ngoài nam việt quất, hãy thử việt quất, mâm xôi đen, anh đào, nho đỏ, bắp cải đỏ và rau lá xanh.
Virus HMPV đang lây lan ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus...
Nước rửa bát có độc hại không?
Nước rửa bát có thể có các chất hóa học độc hại nếu sử dụng không đúng cách hoặc nếu...
6 điều cần làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim
Tăng tốc độ, đặt mục tiêu cụ thể, kết hợp bài tập thở hay hòa mình vào thiên nhiên là...
Những dấu hiệu phổ biến giúp phát hiện đột quỵ
Bước vào đợt rét đậm, trung bình mỗi ngày, một trung tâm y tế ở Quảng Ninh tiếp nhận khoảng...