Mùa đông đến cũng là lúc cơ thể cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Những bát canh nóng hổi không chỉ mang đến hương vị thơm ngon mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hãy cùng khám phá 4 món canh bổ dưỡng, giúp cả gia đình tăng cường sức đề kháng và đón một mùa đông khỏe mạnh!

Lưu ý: Định lượng chuẩn bị nấu theo khẩu phần người ăn.

1. Canh gà nấm 

Nguyên liệu: Thịt gà, nấm hương, nấm Trà Tân, nấm đông trùng hạ thảo, gừng thái lát, táo đỏ, hành lá, muối.

Thịt gà sau khi làm sạch, ướp với muối, hành lá, gừng và ngâm trong nước ít nhất 30 phút để loại bỏ mùi tanh. Làm nóng dầu ăn trong nồi, cho thịt gà vào xào đến khi da gà vàng săn lại. Sau đó, đổ nước ấm vào nồi đun, lưu ý giữ lại phần dầu mỡ gà đã phi.

Cho các loại nấm, gừng thái lát, táo đỏ vào nồi. Mục đích cho các nguyên liệu này vào là để trung hòa vị đắng của nấm. Đun lửa lớn cho đến khi sôi, sau đó vặn nhỏ lửa đun liu riu trong 1 giờ. Thời gian đun tùy thuộc vào độ mềm của gà.

Nêm muối cho vừa ăn. Trước khi tắt bếp, có thể thêm bột ngọt (tùy khẩu vị) và cho thêm kỷ tử, hành lá để tăng hương vị. Lưu ý không cần chần gà qua nước sôi, chỉ cần rửa sạch gà nhiều lần và dùng nước ấm để nấu canh.

2. Canh gà hạt dẻ

Nguyên liệu gồm gà ta, củ mài, hạt dẻ, bắp ngô, bí đỏ, táo đỏ.

Gà ta làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Hạt dẻ tách vỏ. Ngô cắt khúc vừa ăn. Củ mài gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Cho gà, củ mài, bắp ngô, hạt dẻ, bí đỏ, gừng thái lát vào nồi. Đổ nước lọc vào, đun lửa lớn cho đến khi sôi. 

Sau khi nước sôi, tiếp tục đun lửa lớn một lúc rồi vặn nhỏ lửa đun trong 30 phút. Trước khi tắt bếp, cho táo đỏ vào, nêm muối cho vừa ăn. Món canh này có vị ngọt thanh, thơm ngon, bổ dưỡng mà cách làm lại rất đơn giản, nhanh chóng.

3. Canh đu đủ chân gà hầm lạc

Nguyên liệu gồm chân gà, xương heo, đu đủ, lạc, hạt sen, gừng thái lát, đậu xanh, táo đỏ, vỏ quýt khô.

Cho xương heo, chân gà, gừng thái lát, rượu nấu ăn vào nồi nước lạnh, đun lên, chần sơ qua nước sôi. Sau đó, cho xương heo, chân gà, gừng thái lát, vỏ quýt khô, lạc, đậu xanh, táo đỏ, hạt sen vào nồi. 

Đổ lượng nước sôi vừa đủ, đun lửa lớn cho đến khi sôi, sau đó vặn nhỏ lửa đun trong 30 tiếng. Cho đu đủ vào, tiếp tục đun lửa lớn cho đến khi sôi, sau đó vặn nhỏ lửa đun trong 20 phút. Trước khi tắt bếp, nêm muối cho vừa ăn.

4. Canh chân giò hầm dưa chua

Nguyên liệu gồm chân giò, đậu thận, củ cải muối chua, rong biển (tảo bẹ).

Chân giò sau khi mua về, chặt miếng nhỏ, rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ máu. Đậu thận ngâm nước ấm khoảng 2 tiếng. Chần chân giò trong nước lạnh đun cùng với rượu nấu ăn, hành lá, gừng, lá nguyệt quế, hoa hồi, quế. Sau đó vớt ra, rửa sạch để riêng.

Cho một ít dầu ăn vào nồi, cho chân giò và củ cải muối vào xào. Khi da chân giò hơi săn lại, nêm gia vị vào. Lượng gia vị tùy chỉnh theo lượng nguyên liệu. Đổ nước hoặc nước sôi vào, đun nhỏ lửa, đậy nắp trong 1 tiếng.

Cho đậu thận (đã ngâm) vào hầm khoảng 30 phút, sau đó cho rong biển vào hầm thêm 10 phút nữa. Cuối cùng, rắc hành lá lên trên là hoàn thành.

Chúc bạn thực hiện các món canh bổ dưỡng thành công!

Trong mùa đông, thời tiết lạnh có thể khiến cơ thể bạn mất nhiệt nhanh chóng. Ăn canh ấm giúp cơ thể giữ nhiệt và duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định. Canh ấm cung cấp nhiệt độ cao từ bên trong, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và cung cấp năng lượng cần thiết. Ngoài ra, canh thường chứa nhiều chất dinh dưỡng từ rau củ và protein, có lợi cho hệ miễn dịch trong việc chống lại các bệnh thường gặp trong mùa lạnh.

Trong mùa đông, việc thêm gừng hoặc vỏ quýt khô vào các món canh không chỉ giúp tăng thêm hương vị ấm nóng mà còn có lợi cho sức khỏe. Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Vỏ quýt khô cũng mang lại hương vị đặc trưng và có chứa các chất chống oxy hóa. Cả gừng và vỏ quýt đều có đặc tính chống viêm, có thể hỗ trợ trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh và cúm, phổ biến trong mùa đông.