3 loại trái cây có lượng đường huyết thấp tốt cho bệnh nhân tiểu đường lại cực tốt để giảm cân
Trái cây là loại thực phẩm có chứa carb, có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, khi ăn trái cây, bạn nên tính lượng carb tiêu thụ làm sao để cân bằng với chế độ ăn uống và lối sống, đặc biệt là với người mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài carb, chỉ số đường huyết (GI) đo lường tốc độ làm tăng đường huyết trong các loại trái cây cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI thấp làm tăng đường huyết từ từ. Ngược lại, nếu trái cây có chỉ số GI cao thì khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng đường huyết nhanh chóng. Người thông minh sẽ biết cách chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp vì mục tiêu giảm cân của mình.
Quả anh đào
Không chỉ có chỉ số GI thấp (chỉ 22), quả anh đào còn chứa rất nhiều sắt, chất xơ, vitamin C. Đây rõ ràng là thực phẩm hoàn hảo cho phụ nữ! "Một trong những lý do chính tại sao tôi thích anh đào là chúng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, và anh đào rất tươi sáng cho thấy chúng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm", chuyên gia dinh dưỡng Jessica Coding (của trang Women's Health Magazine) nói.
Bưởi
Giá trị GI của bưởi là khoảng 31. Với hàm lượng đường thấp, chất xơ cao, ăn bưởi có thể giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Ngoài ra, bưởi còn có tác dụng giúp giảm cân. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng và Trao đổi chất cho thấy, các đối tượng uống nước ép bưởi hoặc ăn bưởi trước bữa cơm trong khoảng 12 tuần đã giảm cân thành công trung bình 7,1%. Theo các chuyên gia, ăn trực tiếp bưởi là tốt nhất. Ngoài bưởi, cam và các loại trái cây có múi khác cũng có lượng GI thấp.
Táo
Táo là một loại trái cây phổ biến, là nguyên liệu tuyệt vời cho một bữa ăn nhẹ hoặc món tráng miệng. Trong quả táo rất giàu chất xơ, vỏ táo còn chứa một lượng lớn polyphenol - một chất chống oxy hóa rất tốt. Theo viện Nghiên cứu quốc gia về bệnh tiểu đường, tiêu hoá và thận (NIDDK), chất xơ trong táo có thể làm chậm sự hấp thụ đường huyết. Vì vậy, mỗi ngày ăn 1 quả táo sẽ rất có lợi cho đường huyết của bạn.
Nên ăn bao nhiêu trái cây một ngày?
Chế độ ăn trái cây cho người bệnh tiểu đường cũng tương tự với những người khỏe mạnh khác, đó là chế độ ăn 5 khẩu phần ăn trái cây và rau quả mỗi ngày.
Những người mắc bệnh tiểu đường nên tập trung vào các loại rau không chứa tinh bột trong 50% khẩu phần ăn, thay vì phụ thuộc vào trái cây. Nửa còn lại của bữa ăn nên cung cấp protein và tinh bột giàu chất xơ như đậu hoặc ngũ cốc. Nhiều chuyên gia cũng khuyên nên cung cấp một lượng nhỏ chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn để kích thích cảm giác no và tăng cường hấp thụ các chất chống oxy hóa và vitamin.
Một khẩu phần ăn trái cây nên được cung cấp như sau: Một loại quả với kích cỡ trung bình hoặc tương đương quả bóng chày; một cốc đối với quả mọng; nửa cốc đối với các sản phẩm trái cây chế biến sẵn như nước ép trái cây; 2 muỗng đối với trái cây khô như nho khô.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...