Phụ Nữ Sức Khỏe

Ai không nên uống nước đậu đen?

Đậu đen là loại hạt lành tính tuy nhiên không nên lạm dụng dùng đặc biệt là uống thay nước, sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể.

Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng trẻ em (Viện dinh dưỡng Quốc gia), nước đậu đen là một loại nước uống dinh dưỡng nhưng khi dùng cần có những lưu ý nhất định.

Thứ nhất, không thể dùng loại nước này để thay thế cho nước uống hàng ngày bởi sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng mẹ dùng nước đậu đen cho con uống thay nước có thể khiến cho trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn tới thấp còi, suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, đậu đen thuộc vào nhóm thực phẩm có chứa nhiều phytat, chất này gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… Nếu cơ thể kém hấp thu các vi chất trên sẽ dẫn tới thiếu máu, loãng xương. Phytat nhiều có thể ức chế một số enzyme tiêu hóa.

 Không thể dùng nước đậu đen để thay thế cho nước uống hàng ngày .

Về y học cổ truyền, lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, cho hay đậu đen trong Đông y là vị thuốc có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ thận âm, bổ gan, thanh nhiệt giải độc lợi tiểu.

Trong dân ian đậu đen được dùng để chữa một số chứng phong nhiệt nhức đầu, sốt nóng, sợ gió do thận gan yếu: Đau lưng, mỏi gối, bí đái, mụn nhọt, nở ngứa... Đậu đen còn được dùng nấu nước tẩm chế một số vị thuốc khác.

Người lớn trẻ nhỏ thường xuyên bị táo bón nên dùng nước đậu đen có tác dụng bổ gan thận. Người huyết áp cao suy nhược cơ thể dùng đậu đen cũng sẽ rất tốt. Người bị nóng trong phá nhiệt ra ngoài nên dùng đậu đen.

“Trong những ngày hè nóng bức có thể dùng nước đậu đen uống giải nhiệt rất tốt. Đi nắng về đang khát ra mồ hôi dùng nước đậu đen uống để hạ nhiệt dương có tác dụng giảm nhiệt cơ thể, giải cảm nắng. Đậu đen là loại hạt lành tính tuy nhiên không nên lạm dụng dùng đặc biệt là uống thay nước”, lương y Bùi Hồng Minh nói.

Cũng theo vị lương y này không phải ai cũng có thể dùng được nước đậu đen để giải nhiệt trong những ngày hè. Người mắc bệnh viêm đại tràng, người tùy vị hư người đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đậu đen. Trong trường hợp muốn dùng thì nên rang hạt đậu đen để ôn ấm vị và dùng với số lượng ít, thưởng thức là chính.

“Trẻ nhỏ thường xuyên bị đái dầm do bàng quang hàn không nên cho trẻ uống nước đậu đen. Nếu uống nhiều sẽ làm cho trẻ đi tiểu nhiều hơn. Trẻ nhỏ thường xuyên đi phân lỏng, tiêu hóa kém tuyệt đối không dùng nước đậu đen”, lương y Bùi Hồng Minh nói.

Để tốt cho sức khỏe các chuyên gia khuyên nên dùng nước đậu đen như một thứ nước uống thưởng thức. Đối với người khỏe mạnh không có bệnh lý như đã kể trên ngày uống một ly là đủ. Người có bệnh lý tiêu hóa chỉ nên dùng tuần 1-2 ly. Trẻ nhỏ dưới một tuổi không nên sử dụng nước đậu đen, trên một tuổi sử dụng với mức vừa phải.

Theo Hà Quyên/Zing.vn

Tin liên quan

Những người không nên ăn rau má kẻo ‘rước họa vào thân’

Rau má dù đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng những đối tượng dưới đây cần chú...

Một thanh niên 27 tuổi chết sau khi massage: Vị trí này thực sự không nên tùy tiện động tới

Một chàng trai khỏe mạnh đột nhiên chết sau khi massage chỉ vì động tới khu vực cực nguy hiểm...

Ai không nên ăn mỳ chính?

Rất nhiều người cần thận trọng khi sử dụng mỳ chính để không gây hại cho sức khỏe nhé.

Thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp với hành tây

Hành tây là thực phẩm quen thuộc nhưng không thể kết hợp loại củ này với nhiều món đâu nhé.

6 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu mà bạn không nên bỏ qua

Những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ung thư máu là đau xương, thở khò khè, ho kéo dài......

3 nhóm người không nên ăn tỏi vì có thể gây hại cho gan và thận, làm cho bệnh nặng...

Tỏi là gia vị quen thuộc chúng ta ăn hàng ngày, nhưng không phải thực phẩm nào tốt cũng có...

Lý do bạn tuyệt đối không nên đi chân đất

Thói quen đi chân trần có thể khiến bạn bị nhiễm ấu trùng giun, dẫn đến bệnh ấu trùng di...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình