Phụ Nữ Sức Khỏe

8 cách trị ho đơn giản, an toàn cho bà bầu, không ảnh hưởng đến thai

Tình trạng bà bầu bị ho khá phổ biến và được xác định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những cơn ho khi mang thai ít nhiều đều khiến mẹ bầu thấy mệt mỏi và mất sức. Vậy bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Hãy cùng Phụ Nữ Sức Khỏe tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân bà bầu ho có đờm đặc

Trước khi tìm hiểu thắc mắc bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không thì chị em cần biết các nguyên nhân gây nên triệu chứng ho này trong thai kỳ.

Do sức đề kháng suy giảm

ba bau bi ho co anh huong den thai nhi 1
Khi mang thai, sức đề kháng của bà bầu thường bị suy giảm - Ảnh minh họa: Internet

Khi mang thai, sức đề kháng của bà bầu thường bị suy giảm và nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi dẫn đến cơ thể dễ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập vào và dễ nhạy cảm với thời tiết. Những trường hợp này thường rất dễ khiến bà bầu bị ho có đờm.

Do viêm nhiễm đường hô hấp

Phụ nữ mang thai rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, điển hình như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản gây nên triệu chứng ho, sốt, có đờm đục. Trường hợp này người bệnh cần phải được điều trị bằng kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Do viêm hô hấp trên gây ra bởi siêu vi

Nguyên nhân này khiến cho bà bầu dễ bị ho kèm theo sổ mũi, sốt, đau đầu. Với tình trạng này, bệnh nhân cần phải được tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Do dị ứng và kích thích ở vùng hầu họng

Với trường hợp này, bà bầu nên tránh xa những tác nhân như khói thuốc, thức ăn gây dị ứng như trứng, sữa, hải sản…

Do thay đổi hormone

ba bau bi ho co anh huong den thai nhi 2
Những cơn ho mạnh, kéo dài đôi khi khiến mẹ bầu có cảm giác bị căng cứng vùng bụng - Ảnh minh họa: Internet

Lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể bà bầu sản sinh ra khá nhiều chất đờm có thể đặc hoặc loãng. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng ho khi mang thai.

Bà bầu ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Câu hỏi bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi nhận được rất nhiều sự quan tâm của chị em ở giai đoạn quan trọng này

Mỗi lần ho, dù nặng hay nhẹ, cả cơ thể của mẹ sẽ đều rung chuyển và thai nhi cũng chuyển động theo. Những cơn ho mạnh, kéo dài đôi khi khiến mẹ bầu có cảm giác bị căng cứng vùng bụng. Các chuyên gia khuyên rằng, khi bị ho mà chị em không thể kiềm chế được, cách tốt nhất là dùng tay đỡ bụng dưới, bạn sẽ thấy thoải mái hơn vì có cảm giác bé yêu được bảo vệ.

Mặc dù vậy, mẹ bầu cũng không nên chủ quan khi những cơn ho không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi ho nhiều sẽ tác động tới tử cung, gây ra các cơn co thắt, khiến mẹ bầu có khả năng bị dọa sảy, sảy thai, sinh non… 

ba bau bi ho co anh huong den thai nhi 3
Mỗi lần ho, dù nặng hay nhẹ, cả cơ thể của mẹ sẽ đều rung chuyển - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ bầu ho có ảnh hưởng đến thai nhi không còn tùy thuộc vào tuổi thai, nếu ho nhiều trong 3 tháng đầu mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi vì lúc nào bé chưa phát triển ổn định.

Tình trạng bà bầu ho có thể gây co thắt, đau vùng ngực và mệt mỏi. Bà bầu rất dễ bị chán ăn, khó ngủ và suy nhược cơ thể khiến thai nhi bị phát triển chậm.

Bên cạnh đó, tình trạng bà bầu ho có đờm còn là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nào đó. Trường hợp này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, thậm chí là gây mất tim thai đột ngột.

Gõ cửa bác sĩ khi nào?

ba bau bi ho co anh huong den thai nhi 4
Tình trạng bà bầu ho có thể gây co thắt, đau vùng ngực và mệt mỏi - Ảnh minh họa: Internet

Với những trường hợp sau, bà bầu cần đi khám ngay:

  • Ho dai dẳng hoặc ho ra máu.
  • Ho khiến cơ thể mệt mỏi kiệt sức.
  • Các cơn ho kéo dài không thuyên giảm.
  • Ho ra đờm xanh, khó thở hơn bình thường, sốt và thường cảm thấy mệt rã rời.

Cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất

Để giải quyết vấn đề bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không thì chị em cần phải biết được các biện pháp dân gian trị ho tại nhà nhanh nhất để giảm triệu chứng ho này.

Uống nhiều nước

Nước có tác dụng làm tan đờm và mẹ có cảm giác dễ chịu hơn. Ngoài bổ sung nước lọc, mẹ bầu có thể uống nước trái cây, nước canh rau củ quả để vừa giảm ho, giảm đờm vừa giúp tăng cường sức khỏe.

Ngậm chanh mật ong

Mật ong có tính sát khuẩn nhẹ và là một vị thuốc được nhiều người sử dụng cho những trường hợp bị ho và viêm họng.

Cách thực hiện như sau: Thái lát chanh hoặc quất cho vào mật ong hâm nóng cách thủy. Sau đó ngậm miếng chanh, quất này để cải thiện được tình trạng ho.

Sử dụng đường và hành

Phương pháp này tuy hơi tốn công nhưng lại mang đến hiệu quả cao trong việc chữa bệnh ho có đờm. Đối với bà bầu thì đây là phương pháp an toàn, được nhiều chị em sử dụng.

ba bau bi ho co anh huong den thai nhi 5
Nếu ho nhiều trong 3 tháng đầu mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Cách thực hiện như sau: Bà bầu nên chuẩn bị một củ hành tây băm nhuyễn trộn với 50g đường ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, mẹ bầu có thể ngậm hỗn hợp này 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 tiếng.

Lưu ý, cách này không nên áp dụng với người bệnh tiểu đường và bà bầu bị nôn nghén.

Dùng nước nghệ ấm

Nên hòa 1 muỗng bột nghệ vào cốc nước ấm để ngậm từ từ. Bên cạnh đó, có thể pha thêm một chút muối tinh để tăng cường loại bỏ các loại vi khuẩn.

Dùng tỏi ngâm mật ong

Có thể ai cũng biết ho có đờm là khắc tinh của tỏi. Do vậy việc sử dụng tỏi rất tốt cho người bệnh bị viêm họng, viêm hô hấp trên. Kết hợp với tính sát khuẩn của mật ong, đây là phương pháp điều trị ho có đờm cho bà bầu rất hiệu quả mà độ an toàn cao.

Cách thực hiện: Mẹ bầu hãy giã nát một tép tỏi rồi hòa chung với mật ong. Sau đó pha hỗn hợp này với cốc nước ấm để uống vào buổi sáng và tối.

Tắc chưng đường phèn

ba bau bi ho co anh huong den thai nhi 6
Nếu đã được chỉ định sử dụng thuốc ho dành cho phụ nữ mang thai, chị em cần tuân thủ uống thuốc đúng liều - Ảnh minh họa: Internet

Rất ít người biết đến quả tắc là một vị thuốc rất tốt chữa bà bầu bị ho có đờm.

Cách thực hiện như sau: Nên dùng 4 - 5 quả tắc cho vào cái chén sạch kết hợp với 2 muỗng cà phê đường phèn rồi chưng cách thủy. Nên ngậm rồi uống hỗn hợp này mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng ho có đờm hiệu quả.

Sử dụng ô mai mơ làm dịu cổ họng

Theo Đông y, ô mai mơ gừng giúp giảm ho dựa trên nguyên lý cân bằng âm dương. Bà bầu có thể mua hộp ô mai bán sẵn ở siêu thị về nhâm nhi. Gừng có tác dụng làm ấm cổ họng, giảm ngứa rát họng.

Quả mơ được biết đến như một loại “siêu trái cây” có tác dụng chữa bệnh đường hô hấp, ngoài ra, quả mơ khô còn cung cấp vitamin C và chất xơ cho mẹ bầu.

Chanh đào trị ho hiệu quả

Chuẩn bị: 1kg chanh đào, 1kg đường phèn, 0,5 lít mật ong, 2 muỗng muối trắng, 1 củ gừng.

Cách thực hiện: Chanh đào rửa sạch để ráo nước, sau đó cắt lát mỏng xếp vào hũ thủy tinh, cứ một lớp đường một lớp chanh đào. Đập dập củ gừng thả vào, thêm 2 muỗng muối và sau cùng là đổ mật ong ngập đậy kín nắp bình. Chanh đào ngâm khoảng 6 tháng trở lên dùng rất tốt cho các cơn ho, ngứa cổ họng.

Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì?

Thực phẩm lạnh: Thực phẩm lạnh không tốt cho phổi, gây tắc khí ở phổi và khiến cho các cơn ho trở nên “dữ dội” hơn. Vì thế khi đang bị ho bà bầu không nên ăn thực phẩm lạnh như đồ trong tủ lạnh chưa rã đông làm ấm, nước lạnh, đá…

Nhóm thực phẩm chứa dầu: Như lạc, vừng, hạt hướng dương… vì những thực phẩm này làm tăng tiết dịch đờm và cũng khiến cơn ho liên tục “làm phiền” chị em.

Đồ tanh: như cá, tôm, cua sẽ khiến cơn ho nặng hơn. Lý do hệ hô hấp dễ bị kích thích bởi vị tanh. Đặc biệt khi dị ứng với protein trong những loại thực phẩm này còn khiến cơn ho trở nặng hơn gấp nhiều lần.

Ăn nhiều đồ ngọt, mặn: Bất kể là đồ ngọt hay mặn thì cũng đều làm cho cơ thể bị bốc hỏa từ đó khiến cơn ho gia tăng hơn.

Thực phẩm chiên rán: Đây là những loại thực phẩm làm cho dạ dày trở nên nặng nề, khó tiêu đồng thời lượng đờm tiết ra nhiều hơn.

Lưu ý khi chị em bị ho khi mang thai

Khi bị ho, việc đầu tiên mẹ bầu cần nhớ là không được tự ý sử dụng các loại thuốc, kể cả thuốc tây hay thuốc nam khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Còn nếu đã được chỉ định sử dụng thuốc ho dành cho phụ nữ mang thai, chị em cần tuân thủ uống thuốc đúng liều, khám lại định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả.

Nếu ho không kèm theo dấu hiệu sốt, đau tức ngực, có đờm, khó thở thì không nhất thiết phải uống thuốc. Mẹ bầu có thể sử dụng một số phương pháp dân gian chữa ho cho bà bầu an toàn như trên.

Mẹ bầu bị ho thường rất mệt mỏi vì vậy cần được nghỉ ngơi nhiều, tránh tiếp xúc, đến nơi đông người. Sử dụng khẩu trang y tế mỗi khi ra ngoài.

Súc miệng nước muối sinh lý hàng ngày, kết hợp vệ sinh tai, mũi để tránh biến chứng chéo.

Bà bầu bị ho dai dẳng trên 3 tuần không khỏi, có dấu hiệu sốt, có đờm đặc xanh vàng, ho ra máu cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, viêm phế quản, lao… nên không thể coi thường.

Qua bài viết trên phần nào đã giải được câu hỏi bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không của chị em. Quan trọng nhất vẫn là nhận biết được dấu hiệu nặng của bệnh, đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu các cách điều trị dân gian tại nhà không hiệu quả.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Phạm Hương lần đầu trả lời 15 câu hỏi, kể hết chuyện sinh con ở cữ ở Mỹ

"Ai cũng sẽ gặp stress, áp lực khi mang bầu vì cơ thể thay đổi nhiều thứ lắm. Và đặc...

5 lầm tưởng phổ biến về vô sinh được các chuyên gia vạch trần

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vô sinh, nếu hiểu biết đúng về tình trạng của mình, mọi người...

Phụ nữ niêm mạc mỏng nên ăn gì để dễ dàng thụ thai?

Nhiều số liệu nghiên cứu cho thấy, thực phẩm có khả năng hỗ trợ tốt làm dày niêm mạc tử...

Bà bầu ăn khoai tây: Cần biết ăn đúng cách kẻo nguy hại đến sức khỏe thai nhi

Nhiều ý kiến cho rằng bà bầu ăn khoai tây sẽ không tốt vì sợ con sinh ra có nguy...

Những ích lợi bất ngờ khi bà bầu ăn sôcôla và cách chọn loại thích hợp nhất cho chị em...

Thèm ăn trong thai kỳ là hiện tượng hết sức bình thường đối với hầu hết các bà bầu. Bạn...

Tổng hợp những mẹo dân gian 'kinh điển' chữa nghén vừa hiệu quả vừa an toàn cho mẹ bầu

Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai, không phải bệnh tật nên không cần điều...

Không phải ai cũng cần xét nghiệm gen trước khi mang thai, đây là những trường hợp được khuyên nên...

Trẻ sinh ra mang 2 hệ gen từ bố và mẹ. Sự kết hợp của 2 hệ gen sẽ quyết...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

15 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

15 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

15 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 5 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 5 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 5 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 10 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 10 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình