Phụ Nữ Sức Khỏe

Tổng hợp những mẹo dân gian 'kinh điển' chữa nghén vừa hiệu quả vừa an toàn cho mẹ bầu

Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai, không phải bệnh tật nên không cần điều trị gì đặc biệt. Nhưng ốm nghén lại khiến nhiều chị em vô cùng "khó ở". Những mẹo dân gian chữa nghén đơn giản dưới đây sẽ giúp bà bầu giảm bớt khó chịu trong giai đoạn đầu mang thai.

Mẹo chữa nghén cho bà bầu bằng gừng tươi

Gừng là thực phẩm có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu trừ đờm, chữa chứng nôn mửa. Gừng giúp làm giảm co thắt cơ dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột, từ đó giảm hẳn tình trạng buồn nôn, đây là một mẹo dân gian chữa ốm nghén rất hiệu quả.

meo dan gian chua nghen 6
Gừng là thực phẩm có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu trừ đờm, chữa chứng nôn mửa - Ảnh minh họa: Internet

Cách tốt nhất, hiệu quả nhất, bổ dưỡng nhất chị em có thể áp dụng là lấy nước mía tươi trộn nước ép gừng tươi và uống mỗi ngày 3 đến 4 ly, không những giúp bạn hết cảm giác buồn nôn mà còn khiến bạn ăn ngon miệng hơn rất nhiều.

Mẹo trị nghén bằng chanh tươi

Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi mẹ bầu buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm mẹ bầu dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm. Hoặc các mẹ có thể áp dụng bài thuốc dân gian chữa ốm nghén bằng chanh dưới sau đây:

meo dan gian chua nghen 5
Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn - Ảnh minh họa: Internet

Lấy 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong, ướp trong khoảng một ngày, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng vào. Đổ tất cả vào lọ thuỷ tinh để dùng dần. Khi có cảm giác buồn nôn thì xúc 1 – 2 thìa canh để ăn sẽ rất có tác dụng.

Lá tía tô + vỏ quýt + gừng tươi

Cách chữa nghén nặng với những mẹ bầu khó chịu vì tình trạng này, chị em có thể thử nấu 20g lá tía tô với 6g vỏ quýt và 3 lát gừng tươi, uống 3 lần mỗi ngày. Khoảng 2 – 3 ngày, cơn ốm nghén sẽ “không cánh mà bay”.

Trứng gà kết hợp với giấm

Nhiều mẹ bầu nghén nặng tới nỗi có những triệu chứng dữ dội như nôn ra nước vàng, đắng, chua, bị bựa lưỡi vàng… Một trong những mẹo dân gian chữa nghén nặng khi mang thai là hãy đun sôi 60ml giấm với 30g đường, khuấy đều cho tan. Sau đó cho trứng gà vào, đợi chín tới và ăn khi còn nóng. Mỗi ngày nên ăn 2 lần thì các triệu chứng sẽ giảm đi thấy rõ.

Ăn trái cây

meo dan gian chua nghen 4
Trái cây giúp kích thích vị giác - Ảnh minh họa: Internet

Nếu hay bị cồn cào trong người, mẹ bầu hãy tìm đến những loại trái cây như: Thanh long, cam, bưởi, táo, chuối… Nếu “lười” nhai, mẹ có thể xay thành sinh tố hay làm nước ép cũng sẽ rất tốt. Đây cũng được xem là một mẹo dân gian chữa nghén hiệu quả nhưng dễ áp dụng.

Bánh quy

Đây là món ăn vặt an toàn cũng như giàu dinh dưỡng cho mẹ khi mang thai. Đặc biệt, với những mẹ ốm nghén, nhâm nhi vài miếng bánh quy ngay khi vừa thức dậy hoặc khi thấy bụng cồn cào cũng là lựa chọn hoàn hảo để giảm buồn nôn.

Khoai lang

meo dan gian chua nghen 3
Khoai lang là món ăn ngon, dễ kiếm dễ làm - Ảnh minh họa: Internet

Khoai lang không chỉ là món ăn ngon, dễ kiếm dễ làm mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Khi ăn thường xuyên, khoai lang sẽ giúp mẹ bầu vượt qua được những cơn nôn ọe và chán ăn.

Phật thủ + gừng tươi + đường cát

Một mẹo dân gian chữa nghén chính là dùng 10g phật thủ, 2 lát gừng tươi cùng với  đường cát vừa đủ. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì uống được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho thai phụ nôn mửa, ngực bụng đầy tức khó chịu, tinh thần dễ căng thẳng, cáu gắt.

Dùng vỏ quất, quýt, cam

Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam (hay còn gọi là trần bì) đều có tác dụng chống nôn rất tốt. Bạn có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi để hạn chế cảm giác buồn nôn. Cách chữa ốm nghén nhanh nhất và tốt nhất là chị em nên thái vụn các loại vỏ trên và hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày, rất hiệu quả.

Bí đao

meo dan gian chua nghen 2
Bà bầu có thể chế biến bí đao thành các món ăn hấp dẫn - Ảnh minh họa: Internet

Với vị ngọt, tính mát, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt. Bạn có thể ép lấy nước uống, phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn trong bữa ăn hàng ngày với mùi vị thơm ngon, bổ dưỡng.

Một số bài thuốc dân gian chữa ốm nghén hiệu quả khác

Cá diếc + sa nhân + gừng tươi

Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ.

Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng cá, đun nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng.

Dùng cho phụ nữ nôn mửa, tinh thần mệt mỏi, tay chân rã rời, có thể bị phù nhẹ hai chi dưới.

Hoài sơn + thịt lợn nạc + gừng tươi

Hoài sơn 100g, gừng tươi 5g, thịt lợn nạc 50g.

Hoài sơn và thịt lợn thái miếng, gừng đập dập, tất cả đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn nóng.

Dùng cho thai phụ nôn mửa, chán ăn, toàn thân mệt mỏi, đại tiện lỏng loãng.

Dấm rượu táo + mật ong

meo dan gian chua nghen 1
Pha dấm rượu táo và mật ong vào nước lạnh để uống trước mỗi khi đi ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Dùng 1 thìa dấm rượu táo, 1 thìa mật ong

Pha dấm rượu táo và mật ong vào nước lạnh để uống trước mỗi khi đi ngủ.

Nước chanh + nước ép bạc hà + đường

1 thìa nước chanh vắt, 1 thìa nước ép bạc hà, 1 thìa đường

Pha lẫn với nhau, uống 3 lần mỗi ngày. Đây cũng là một cách đơn giản và hữu hiệu trong việc điều trị chứng ốm nghén.

Lá cỏ cà ri + nước cốt chanh + mật ong

20 – 25 lá cỏ cà ri, 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong.

Lấy lá cỏ cà ri, ép lấy nước, sau đó thêm nước cốt chanh và mật ong vào trộn đều. Dùng để uống 3 - 4 lần mỗi ngày.

Nước gừng + nước chanh + nước bạc hà + mật ong

1/2 thìa nước gừng, 1 thìa nước chanh vắt, 1 thìa nước bạc hà, 1 thìa mật ong.

Trộn đều các thứ với nhau để uống 3 - 4 lần mỗi ngày.

Gừng tươi + ô mai mơ

Gừng tươi 30g, ô mai mơ 10g

Đem nấu gừng tươi và ô mai mơ với nhau lấy nước bôi lưỡi ngày vài lần.

Một số lưu ý khác để giảm ốm nghén khi mang thai

Ngoài những cách trên, bà bầu cũng nên lưu ý thêm những điều dưới đây để giúp hạn chế các triệu chứng ốm nghén hiệu quả hơn.

Vào sáng sớm, bầu nên ăn bổ sung thức ăn có nhiều vitamin B và canxi, protein và tinh bột.

Uống đủ nước, đi khám bác sĩ để xem có cần bổ sung thêm vitamin hay không.

Tránh đồ cay nóng hay các thức ăn có mùi tanh.

Không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu.

Không nên để bụng bị đói hay quá no. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

Nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc nặng hay suy nghĩ nhiều; sống trong môi trường thoáng đãng, không khí trong lành.

Nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bà bầu cải thiện tình trạng ốm nghén - Ảnh minh họa: Internet

Nghỉ ngơi hợp lý giảm buồn nôn: Những người mẹ có kinh nghiệm sinh nở đều gợi ý rằng bạn nên nghỉ ngơi nhiều và phải đảm bảo giấc ngủ ngon để giảm thiểu tối đa chứng ốm nghén có thể xảy ra. Hãy thử ngả lưng trên giường, chợp mắt trong vòng 10-15 phút, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể… sức khỏe của bạn sẽ được khôi phục nhanh chóng và chứng ốm nghén sẽ bị đẩy lùi.

Vận động nhẹ giúp giảm nghén: Lời khuyên từ các chuyên gia y tế trên thế giới là bà bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ để giảm những cơn ốm nghén.

Uống nhiều nước: Trong thời gian mang thai, các bà bầu thường xuyên có cảm giác buồn nôn là do các tuyến nước bọt trong miệng hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi đó, bạn nên uống nhiều nước để giúp miệng không bị khô và giảm bớt cảm giác buồn nôn nữa. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày cho cơ thể là từ 1.5 – 2 lít nước. Bạn hãy cố gắng uống càng nhiều nước giữa các bữa ăn càng tốt chứ không nên uống nước trong khi ăn.

Trên đây là những mẹo dân gian chữa nghén hiệu quả ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Nếu gặp khó chịu do tình trạng này, chị em có thể thử áp dụng. Tuy nhiên, đây vẫn là một phản ứng sinh lý bình thường khi mang thai, vì vậy chị em nên kiên nhẫn thì ốm nghén có thể sẽ sớm biến mất ở những giai đoạn sau của thai kỳ.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Cách thụ thai hiệu quả nhất cho các cặp đôi mong con

Có con là mong ước của nhiều cặp vợ chồng. Chúng ta có thể mất đến vài tháng hoặc lâu...

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2: Những điều mẹ cần biết để tránh gây hại cho thai...

Các mẹ bầu mới mang thai ở hai tháng đầu đôi khi thường có cảm giác đau râm ran ở...

5 bất lợi khi để ông bà chăm cháu quá nhiều

Ở với ông bà quá nhiều thời gian, trẻ dần lười vận động theo lịch sinh hoạt của người già,...

Thai giáo cho thai nhi tháng thứ 7 bằng ánh sáng, âm thanh và những điều này để con phát...

Tháng thứ 7 đánh dấu một cột mốc mới trong sự phát triển của thai nhi trong tử cung người...

Không phải ai cũng cần xét nghiệm gen trước khi mang thai, đây là những trường hợp được khuyên nên...

Trẻ sinh ra mang 2 hệ gen từ bố và mẹ. Sự kết hợp của 2 hệ gen sẽ quyết...

Bí quyết 'dưỡng trứng' giúp phụ nữ lớn tuổi chuẩn bị mang thai thuận lợi

Phụ nữ lớn tuổi thì cơ thể càng lão hóa nhanh hơn, trong đó chất lượng của trứng cũng giảm...

Đau bụng khi thai tháng thứ 1: Dấu hiệu cảnh báo những triệu chứng thường gặp mẹ nào cũng nên...

Nhiều bà mẹ khi ở tháng đầu của thai kỳ hay xuất hiện cảm giác đau bụng. Cơn đau có...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

14 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

14 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

14 giờ trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày 13 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày 14 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

2 ngày 4 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

2 ngày 4 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

2 ngày 5 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình