Phụ Nữ Sức Khỏe

6 nhóm người phải áp dụng công thức ‘thấy là chạy’ đối với đậu phụ trước khi cơ thể báo động đỏ, sức khỏe 'than trời' kêu nguy

Đậu phụ là món ăn ngon, phổ biến trên mâm cơm của nhiều gia đình Việt, tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn món này.

Đậu phụ là gì?

Đậu phụ là một món ăn dân dã của người dân một số quốc gia Đông Á như Trung Hoa, các nước vùng Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Món này có nhiều cách gọi: đậu khuôn ở miền Trung và đậu hũ hoặc tàu hủ ở miền Nam.

Nguyên liệu làm đậu phụ là hạt đậu nành, được xay lên rồi ngâm vào nước. Tinh bột chảy vào nước thành hình dáng theo người làm tự tạo, bã được lọc ra ngoài. Các hình dáng thường thấy là hình vuông, tròn hay chữ nhật dài.

Những ai tuyệt đối không được ăn đậu phụ ?

Người bị suy tuyến giáp:

Hàm lượng isoflavone trong đậu phụ cực tốt chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú lại là tác nhân ngăn chặn các loại enzyme sản xuất hoc-môn tuyến giáp, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề.

Người có chức năng thận yếu:

Đậu phụ giàu protein thực vật, được chuyển hóa thành hợp chất chứa nitơ và bài tiết qua thận sau khi ăn. Chính vì thế, những người có chức năng thận yếu nên hạn chế ăn đậu phụ. Không những thế, canxi trong đậu phụ cũng dễ bị kết tủa trong cơ thể, dễ gây sỏi thận.

Người bị tiêu chảy do lạnh dạ dày:

Đậu phụ có tính lạnh, kết cấu mềm và dễ tiêu hóa. Là món ăn rất giàu nước, sau khi ăn, cơ thể sẽ được cung cấp thêm nước, giúp thanh nhiệt giải hỏa, tăng cường khí lạnh trong dạ dày, và nhuận tràng thông tiện. Do đó, những người có bệnh liên quan đến đau bụng đi ngoài do lạnh thì tốt nhất không nên ăn đậu phụ, để tránh làm tăng khí lạnh trong dạ dày, dẫn đến tiêu chảy, nôn hoặc tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.

Người mắc bệnh gout:

Đậu phụ có chứa một lượng lớn chất purine, chất này sẽ làm hàm lượng purine trong cơ thể tăng cao hơn.

Những người bị bệnh gout bản thân đã có sự trao đổi purine bất thường, nếu tiếp tục ăn thêm đậu phụ sẽ càng làm cho hệ thống trao đổi purine trở nên rối loạn, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Người đang uống thuốc tetracycline:

Đậu phụ giàu canxi và magiê, trong khi thuốc tetracycline có chứa các thành phần có sự phản ứng với canxi và magiê. Vì vậy, khi uống thuốc tetracycline thì nên tránh xa đậu phụ cũng như các sản phẩm làm từ đậu nành.

Người mắc bệnh tiêu hóa:

Hàm lượng protein trong đậu phụ sẽ khiến quá trình hấp thụ sắt bị rối loạn trầm trọng vì thế, người thiếu máu không nên thêm đậu phụ trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

Ngoài ra, nếu bạn không muốn triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng thêm trầm trọng cũng không nên ăn đậu phụ.

Ngọc Hằng (TH)

Tin liên quan

Dân gian ví von kinh nghiệm 'chợ búa' của người xưa - ‘sớm không mua thịt lợn, muộn không mua...

Thịt lợn và đậu phụ là hai loại thực phẩm rất đỗi quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia...

4 quan niệm sai lầm khi ăn đậu phụ, ai cũng nên biết để tránh

Nhiều người cho rằng đậu phụ được làm từ đậu nành, mát và lành nên có thể ăn hàng ngày....

Kết hợp đậu phụ với 3 thực phẩm này tăng dinh dưỡng gấp bội phần, càng ăn càng ngừa ung...

Đậu phụ là nguồn dinh dưỡng cực lớn, nếu biết kết hợp chúng với 3 loại thực phẩm dưới đây,...

Học hỏi người Nhật phương pháp ngăn ngừa ung thư phổi bằng đậu phụ và natto

Dấu hiệu sớm của ung thư phổi rất ít xuất hiện và cũng không có xét nghiệm sàng lọc nào...

Giảm cân nhanh chóng nhờ đậu phụ

Trong đậu phụ rất giàu canxi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc tăng lượng canxi giúp tăng khả năng...

Bí quyết chế biến đậu phụ vẫn giữ được dinh dưỡng cho trẻ

Đậu phụ là nguyên liệu có thể sử dụng từ 5 - 6 tháng sau khi sinh trong giai đoạn...

Những loại thực phẩm ăn cùng đậu phụ giúp hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng, trẻ lâu sống thọ

Đậu phụ (đậu hũ) là loại thực phẩm khá phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe....

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình