Phụ Nữ Sức Khỏe

5 thói quen xấu khiến trẻ hỏng răng ngay từ nhỏ, cha mẹ nên đọc để sửa ngay cho con

Trẻ em có rất nhiều thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống răng-hàm. Trong các thói quen này, thói quen mút ngón tay là thói quen hay gặp nhất ở trẻ

1. Tật thở miệng: 

Thường gặp nhất ở trẻ có bệnh về mũi, dị ứng mũi, khiến cho trẻ khó thở mũi và tạo nên thói quen thở miệng. Ban đêm trẻ nằm ngủ cũng thở miệng.

Thở miệng sẽ làm cho hàm răng trên phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị hô, cung răng hàm trên sẽ nhọn hơn, vẩu ra, khớp cắn sâu và cắn hở, nhóm răng cửa sẽ không cắn khít được.

Thở miệng còn làm cho bệnh nhân dễ bị sâu răng hơn, có nhiều răng sâu hơn bình thường, vì thở miệng làm khô nước bọt, khô miệng sẽ làm hơi thở hôi, răng ở tình trạng không có nước bọt để rửa sạch sẽ dễ bị sâu và mức độ sâu phát triển nhanh, trầm trọng hơn.


Điều trị tật thở miệng rất khó, nhất là cha mẹ của bé phải biết và phát hiện sớm. Đầu tiên là phải chữa bệnh về mũi để trẻ không bị nghẹt đường mũi. Ban đêm phải cho trẻ mang hàm tiền chỉnh nha (trainer) do các bác sĩ răng hàm mặt cung cấp.  Tuổi tốt nhất để chỉnh thói quen xấu nầy là từ 9 tuổi đến 15 tuổi. Nếu răng của trẻ đã lệch lạc nhiều thì phải cho trẻ đeo khí cụ chỉnh nha và sau khi đã chỉnh răng lại tốt rồi cũng phải đeo hàm trainer để duy trì

2. Tật đẩy lưỡi:

Tật đẩy lưỡi cũng giống như thở miệng, bệnh nhân không biết mình có tật đẩy lưỡi và thường chỉ do các bác sĩ răng hàm mặt khám và phát hiện. Bình thường lưỡi của bệnh nhân luôn luôn thụt về phía sau khi hai hàm răng cắn lại và khi nuốt nước bọt, lưỡi co rút lại phía sau là bình thường.

Ở bệnh nhân có thói quen đẩy lưỡi, lúc nào bệnh nhân cũng để lưỡi chen giữa hai hàm răng và khi nuốt nước miếng thay vì lưỡi rút vào trong thì ngược lại, lưỡi đẩy về trước. Khi bệnh nhân có răng bị hô và cắn hở nhiều, trong khi đeo hàm để chỉnh cung răng, bác sỹ sẽ gắn thêm bên trong hàm một vài đầu nhọn bằng kim loại để khi lưỡi đưa ra chạm vào đầu nhọn bị đau sẽ tự động rút trở lại. Một thời gian sau lưỡi sẽ quen và không còn đẩy ra nữa.

3. Tật mút ngón tay và bú núm vú cao su:

Mút ngón tay là một trong những thói quen xấu thường gặp ở trẻ nhỏ, có ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng, thẩm mỹ của răng và cung hàm. Trẻ thường mút ngón tay khi đói và dần trở thành một thói quen khó bỏ. Tác hại của việc mút ngón tay tùy thuộc vào số lần mút trong ngày và thời gian kéo dài của mỗi lần mút. Mút ngón tay làm mất vệ sinh, trẻ dễ mắc bệnh giun sán, nhưng quan trọng hơn là mút ngón tay ảnh hưởng tới răng và xương rất nhiều như:

- Răng cửa hàm trên mọc chìa ra ngoài làm thưa các răng và dễ bị gãy khi va chạm.

- Khi mút ngón tay, má hóp lại làm cho răng hàm của hàm trên bị ép lại và nằm ở phía trong của răng hàm dưới làm sai lệch khớp cắn. Đây là nguyên nhân gây đau khớp thái dương hàm và khớp cắn hở.

- Răng hàm trên và răng hàm dưới không chạm vào nhau làm cho lưỡi bị đẩy ra phía trước làm trẻ phát âm khó khăn.

- Trong quá trình mút ngón tay, môi dưới bị ép lại nằm phía sau răng cửa hàm trên làm hô (vẩu) răng cửa hàm trên.

4.Tật chống cằm và mút môi trên

Thói quen này không gây xô lệch răng một cách đáng kể ngay tức thì nhưng nếu kéo dài có thể gây hô hàm dưới tức là hàm dưới đưa ra hàm trên lép vào.

Những thói quen xấu khác như cắn móng tay, nghiến răng, cắn các vật cứng sẽ làm cho răng trẻ bị mòn, dễ bị rạn nứt, mẻ, lâu ngày có thể làm chết tủy răng và khớp thái dương bị mỏi. Đó là chưa kể trẻ cắn móng tay dễ mắc bệnh giun sán. Nếu dùng các vật nhọn xỉa răng thường xuyên như dây đồng, kẽm, tăm quá to sẽ làm kẽ răng bị hở, lợi dễ bị tổn thương do trầy xước.

5. Một số biện pháp phòng tránh

Đối với những trẻ hay mút tay từ lúc 2, 3 tháng tuổi, chúng ta nên nghĩ cách làm thế nào không cho trẻ gập khuỷu tay lại để đưa lên miệng được như lấy một ống bìa cứng lồng vào cánh tay, ôm lấy khuỷu tay trẻ. Đối với trẻ lớn hơn, có thể xoa một chất có mùi khó chịu ở ngón tay mà trẻ hay đưa lên miệng hoặc bọc ngón tay trẻ lại bằng vải…

Nếu trẻ thở bằng miệng mà nguyên nhân do các bệnh về mũi thì phải cho trẻ đi khám ngay để điều trị triệt để. Nếu nguyên nhân về mũi không còn mà trẻ vẫn có thói quen thở bằng miệng thì ta có thể dùng băng gạc băng cằm trẻ lại để trẻ không há miệng ra thở được mà phải tập thở bằng mũi.

Chỉ cho trẻ xỉa răng khi thật cần thiết như khi bị thịt, thức ăn mắc vào răng… Nên dùng tăm xỉa răng có một đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để không gây tổn thương lợi.

Với những tật xấu khác như chống cằm, tật cắn môi… thường xảy ra khi trẻ đã lớn hơn, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ vẫn tái diễn… Nên bày ra những trò chơi hấp dẫn để trẻ bị cuốn hút vào đó mà quên đi dần những tật xấu.

Các thói quen xấu trên xem qua thì có vẻ rất bình thường nhưng nó để lại hậu quả lâu dài cho răng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể và thẩm mỹ của khuôn mặt trẻ sau này. Do đó chúng ta không được xem thường mà phải dự phòng bằng cách giáo dục trẻ, được lồng ghép trong các bài giảng trên lớp, các tiết học về vệ sinh nha học đường. Khi trẻ đã có biến chứng như hô, móm, phải đưa đến chuyên khoa răng hàm mặt ngay để chỉnh hình mặc dù việc điều trị là lâu dài và tốn kém.

Theo Thu Thủy/Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Hôn có lây bệnh sâu răng không?

Hôn nhau có lây truyền vi khuẩn sâu răng hay không? - Thắc mắc tưởng đơn giản ấy nhưng thật...

Những lưu ý khi chăm sóc da bị chàm sữa ở trẻ nhỏ

Chàm sữa là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do môi...

Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ nhỏ và cách xử trí

Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến, thường xảy ra vào buổi sáng, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ...

Cách phòng chống bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là vấn đề thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ...

Cách sử dụng kem chống nắng an toàn cho trẻ nhỏ

Không chỉ làn da người lớn mà cả trẻ nhỏ cũng cần được bảo vệ bằng kem chống nắng.

Bại não ở trẻ nhỏ và những điều cần biết

Ở Việt Nam có 1.000 trẻ sinh ra thì có 1,8 bé bị bại não, tương đương các nước phát...

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm giác mạc ở trẻ nhỏ, cha mẹ không nên chủ quan

Viêm giác mạc là một bệnh đang bùng phát gần đây ở trẻ em. Dưới đây là nguyên nhân, dấu...

Tin mới nhất

Phụ nữ có 3 chỗ này càng "có da có thịt" thì càng nhiều lộc, không phú quý cũng giàu...

7 giờ trước

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

21 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

21 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

21 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

21 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

1 ngày 1 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

1 ngày 1 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

1 ngày 1 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình