Biểu hiện của chàm sữa
Xuất hiện những nốt mẩn trắng nhỏ, hình dáng tròn, nổi hẳn trên da, tụ thành từng cụm, thường xuất hiện ở vùng má, trán và cằm. Những nốt mẩn trắng này sau thời gian ngắn sẽ rỉ nước, đóng mày trên vùng da tổn thương, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé.
Nguyên nhân dẫn đến chàm sữa ở trẻ
Do làn da thiếu độ ẩm: Đây được xem là nguyên chính của hiện tượng này. Vì vậy, với những khu vực có kiểu thời tiết lạnh và khô thì hiện tượng này càng trở nên phổ biến ở trẻ nhỏ.
Do chế độ ăn uống: Một vài nhóm thực phẩm có thể là tác nhân chính khiến trẻ bị chàm sữa. Vì vậy, cha mẹ nên quan sát và tìm hiểu xem bé có bị dị ứng với bất cứ món ăn nào không.
Do yếu tố di truyền: Yếu tố gia đình có người tiền sử dị ứng cũng được xem xét đến. Nếu trong gia đình có người bị bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,… thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh chàm sữa sẽ rất cao.
Cách chăm sóc khi bé bị chàm sữa
Nhiều trẻ bị dị ứng với nước hoa, thuốc nhuộm và các hóa chất trong các sản phẩm gia dụng như xà phòng, chất tẩy rửa, nước xả vải,… Vì vậy, hãy tránh xa các sản phẩm này. Thay vào đó, hãy sử dụng những loại sản phẩm dịu nhẹ không chứa xà phòng và các chất kích ứng cho da của bé.
Kiểm tra kỹ các thành phần kem dưỡng ẩm bạn dùng cho bé, vì dưỡng ẩmcho da là một trong những phương pháp điều trị tốt nhất cho căn bệnh này ở trẻ nhỏ. Các loại sản phẩm dưỡng ẩm an toàn và dịu nhẹ cho da của bé bố mẹ có thể mua cho bé ở tất cả các hiệu thuốc hoặc các siêu thị cho bé trên toàn quốc.
Trẻ em bị bệnh chàm cần mặc các loại vải mỏng, nhẹ, thoáng khí. Các bà mẹ nên lưu ý mặc thành nhiều lớp cho bé, để dễ cởi ra khi cần thiết bởi nếu cơ thể quá nóng có thể làm bệnh tình trầm trọng thêm.
Bên cạnh đó, cần tránh các loại vải nặng và có khả năng gây dị ứng cao như len. Ngoài ra, chỉ nên tắm nước ấm cho bé trong khoảng 5 phút vì nước quá nóng hoặc tắm quá lâu có thể làm khô da bé.