Phụ Nữ Sức Khỏe

Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ nhỏ và cách xử trí

Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến, thường xảy ra vào buổi sáng, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ từ 2-10 tuổi. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ nhỏ hay chảy máu cam và khi trẻ chảy máu cam thì phải xử trí như thế nào?

Chảu máu cam hay gặp ở trẻ nhỏ

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi được chia thành 2 loại là chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Trong đó, chảy máu mũi trước chiếm khoảng 90% trường hợp. Thường chảy máu một bên, máu mũi chủ yếu chảy ra phía trước, chảy dai dẳng, khối lượng không nhiều. Thường ngưng chảy máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu.

Còn chảy máu mũi sau chiếm khoảng 10% trường hợp, thường liên quan tới các mạch máu ở cao hơn và sâu hơn của mũi. Chảy máu mũi sau nguy hiểm, khó kiểm soát hơn và thường cần được chăm sóc y tế. Chảy máu mũi sau thường chảy máu cả hai bên, máu mũi chảy ra phía sau và chủ yếu đi xuống họng. Máu chảy nhiều, có thể dẫn đến nguy kịch.

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam

Chảy máu cam có thể xuất hiện vì nhiều lý do như mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, hoặc khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong một thời gian dài; Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang; Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác; Xì mũi quá mạnh; Trẻ nhét dị vật vào mũi…

Cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam

Khi trẻ chảy máu cam, các bậc cha mẹ nên bình tĩnh và xử trí tình trạng trên

Khi trẻ bị chảy máu cam các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng hoặc hoảng hốt mà nên bình tĩnh tìm cách trấn tĩnh trẻ rồi thực hiện các bước sau:

Giúp trẻ xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các cục máu đống đã hình thành bên trong mũi. Sau đó, đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy. Không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau hoặc kẹp đầu giữa hai đầu gối.

Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ. Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía.

Bóp chặt cánh mũi trong 10 phút. Đừng thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa. Máu cần thời gian để tạo cục máu đông. Thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên có thể khiến máu chảy kéo dài.

ướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ trong miệng vì nuốt máu có thể gây nôn. Cho trẻ uống chút nước mát để đỡ căng thẳng và tẩy bớt mùi máu trong miệng. Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy chưa.

Nếu bạn đã thực hiện các bước như trên mà sau 20 phút trẻ vẫn không cầm máu thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và chữa trị kịp thời.   

Theo Tuyết Mai/Công Lý

Tin liên quan

Dấu hiệu và cách điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng bất bình thường ở đầu dương vật do phần da bảo vệ quy...

Những phương pháp điều trị giúp bệnh viêm phế quản ở trẻ em thuyên giảm

Viêm phế quản ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời có thể biến chứng thành viêm phổi.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em: Điều trị như thế nào là tốt nhất?

Hen suyễn còn gọi là hen phế quản thường gặp ở trẻ từ 2 đến 10 tuổi. Nếu bệnh không...

Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè. Bình quân mỗi trẻ em dưới ba tuổi...

Hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em, cha mẹ cần biết để điều trị hiệu quả

Các biến chứng thủy đậu phổ biến nhất là nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm não. Trẻ em có hệ...

11 chiêu những kẻ bắt cóc trẻ em hay sử dụng, cha mẹ nên biết để đề phòng

Chỉ một phút lơ là các bậc phụ huynh có thể mất con bất cứ lúc nào.

Tai nạn trẻ em: Khó cứu vì không được sơ cứu

Đôi khi chính những hành động bình tĩnh, hợp lý của cha mẹ mới là yếu tố quyết định quyết...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình