Phụ Nữ Sức Khỏe

5 sai lầm khiến rau luộc mất ngon

Luộc rau là kỹ năng đơn giản nhưng nếu không biết cách dễ làm rau xỉn màu, nhũn nát, mất đi hương vị, vitamin và dưỡng chất.

Sơ chế không đúng cách

Vì lo ngại tồn dư hóa chất, vi khuẩn còn đọng trên lá nên không ít người có thói quen vò mạnh, cắt nhỏ rau rồi rửa, ngâm muối. Việc này vô tình làm cho vitamin và khoáng chất bị mất đi đáng kể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra nếu cắt nhỏ khi rửa rau sẽ hao hụt 14% vitamin.

Rửa rau trực tiếp dưới vòi nước chảy. Ảnh: Bùi Thủy

Rửa rau đúng cách được khuyến nghị là rửa trực tiếp dưới vòi nước sạch hoặc cho vào chậu rửa xoay theo chiều kim đồng hồ để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn tan ra theo nước, rồi vớt ra rổ để ráo nước. Cũng không nên ngâm rau lâu hoặc rửa xong để dưới ánh nắng mặt trời, để lâu mới luộc vì dễ làm mất đi độ tươi ngon, mất nhiều dinh dưỡng, nhất là vitamin C.

Cho rau vào luộc từ nước lạnh

Rau củ quả nói chung chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nếu thời gian luộc hay xào quá lâu sẽ khiến dưỡng chất phân tán ra nước trong quá trình làm nóng.

Cách đúng là đun nước sôi già, cho thêm chút muối để tăng nhiệt độ sôi cho nước rồi mới cho rau vào luộc. Muối có tác dụng bảo vệ vitamin C có trong rau, giữ được màu xanh và tăng thêm hương vị cho món ăn. Có thể có cho chút dầu ăn tạo lớp màng mỏng bảo vệ bên ngoài giúp rau xanh và bóng mướt hơn mà không bị đổi màu. Tuy nhiên, nước luộc sẽ có váng mỡ, khó tận dụng nếu cần dùng.

Luộc không đủ nước

Một số người cho rằng luộc rau nhiều nước sẽ nhạt vị, vì thế cho khá ít nước khi luộc. Đây là lý do vì sao rau luộc thường bị xỉn màu, hơn nữa khi đang luộc mà phần rau không đủ ngập dễ tiếp xúc không khí làm phân hủy vitamin C.

Cách đúng là nên căn lượng nước vừa đủ, khi nước sôi mạnh lấy chia từng phần rau đủ ngập nước cho vào, lấy đũa tre hoặc gỗ nhấn chìm xuống. Canh khi rau chín vớt ngay ra rổ thưa để giúp rau ráo nước, thoát nhiệt nhanh giữ được độ giòn. Chú ý không dùng đũa kim loại sẽ làm phá hủy vitamin C trong rau.

Người Hà Nội xưa luộc rau muống khá cầu kỳ. Ảnh: Bùi Thủy

Đó cũng là cách mà người Hà Nội xưa thường áp dụng khi luộc rau muống. Không chỉ căn nước sôi già, ngập nước mà ngay cả khi vớt rau ra cũng vớt từng ít một, rồi để rau róc nước mới cho vào đĩa. Để khi gắp rau không bị rối, không bị văng nước, gắp từng ít một lên bát cuộn gọn lại rồi chấm khéo chỉ chạm rau vào chứ không chạm đầu đũa.

Canh nhiệt không đủ

Một sai lầm thường mắc là tâm lý vội vàng nên khi luộc nhiều người cho cả rổ rau đầy vào nồi. Điều này làm giảm đột ngột nhiệt độ, hơn nữa phần rau dưới tiếp xúc nhiệt lớn, phần rau trên chưa kịp tiếp xúc vì thế chín không đều, lại nấu lâu làm rau xỉn màu, dai cứng. Hoặc khi đang luộc thấy ít nước, lại cho thêm nước lạnh vào cũng khiến thời gian luộc rau kéo dài, mất đi nhiều dưỡng chất.

Cách đúng là nên sử dụng xoong có kích thước lước, căn lượng nước ngập rau, đun sôi mới cho rau vào. Việc này rút ngắn quá trình luộc giúp rau xanh hơn, khi vớt ra phần nước luộc rau cũng nhanh nguội nên không bị đen.

Luộc không theo thứ tự

Khi luộc nhiều loại rau, không nên cho vào cùng lúc vì do đặc điểm mỗi loại khác nhau, thời gian chín khác nhau. Rau có kích thước dày cứng thì thời gian luộc lâu hơn, nếu luộc với rau lá mỏng mềm mà lâu sẽ bị ra nước mất chất, mềm nhũn.

Bắp cải luộc chấm mắm trứng – món ăn mùa đông. Ảnh: Bùi Thủy

Kinh nghiệm dân gian xưa có câu ''Cần tái, cải nhừ, rau muống sột'' ý chỉ rau cần (phần thân và cuống) nhúng tái ăn rất giòn. Rau cải cần nấu chín thêm vài lát gừng đượm vị hơn, chú ý với cải cúc (rau tần ô) lại luộc và nấu canh nhanh. Rau muống luộc vừa chín tới là ngon nhất. Tùy theo từng loại rau lá cứng hay rau lá mềm mà căn thời gian luộc cho phù hợp, vừa đảm bảo tính mỹ quan lại vừa giữ được hương vị cũng như dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Theo Bùi Thủy/VNExpress

Tin liên quan

2 món salad rau củ thanh mát, giòn ngon giúp chị em mau chóng sở hữu vòng eo 'con kiến'...

Những món salad cực kì tốt cho sức khỏe, chống ngán hiệu quả khi ăn kèm các món ăn nhiều...

'Đánh bay' thời tiết nắng nóng với món rau câu chanh dây, chỉ nhìn thôi đã muốn ăn luôn và...

Món bánh rau câu được làm từ chanh dây mát lạnh và dễ làm, bạn không phải lo lắng về...

Hướng dẫn 4 cách nấu rau câu con cá giòn ngon cực đơn giản ngay tại nhà

Sau đây là chia sẻ chi tiết 3 công thức tạo nên món thạch rau câu con cá dẻo. Với...

Hướng dẫn cách làm rau muống xào tỏi tươi xanh, ngon giòn và hấp dẫn nhất

Rau muống xào tỏi là món ăn quen thuộc trong mọi bữa cơm gia đình Việt. Đừng bỏ lỡ các...

Loại rau rẻ bèo ở Việt Nam trở thành món nước ‘thần thánh’ của chị em Nhật Bản, học gấp...

Cây tía tô được xem là một trong những dược liệu giúp tăng cường sức đề kháng và làm đẹp...

Cách phân biệt rau muống bị nhiễm chì đơn giản mà bà nội trợ nào cũng cần biết

Dưới đây là cách nhận biết rau muống sạch, rau muống bẩn để giúp bữa cơm nhà ngon hơn rất...

Rau câu bánh flan: mềm mịn thơm ngon mà cách làm lại vô cùng đơn giản

Bánh flan với cách làm này không cần hấp cũng không nướng mà thành phần thì mềm mịn thơm...

Tin mới nhất

Bật mí 5 dấu hiệu cho thấy làn da đang lão hóa tốt

17 giờ trước

Phương Mỹ Chi khóc nghẹn kể về tuổi thơ nghèo khó, từ khi nổi tiếng đã không cho cha mẹ...

17 giờ trước

Những thói quen tốt cho tim cần kết hợp với thói quen tập thể dục hàng ngày mà ai cũng...

17 giờ trước

Hãng dược AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu, kèm theo hội chứng nguy hiểm khác

17 giờ trước

Giữ dáng tại nơi làm việc: 3 lời khuyên của chuyên gia để tránh tăng cân khi làm việc tại...

22 giờ trước

Hè nắng đổ lửa, không còn sợ lớp trang điểm ‘nhòe nhoẹt’ vì làn da nhiều dầu nhờ bí quyết...

1 ngày 10 giờ trước

Bí quyết 'đẹp bất chấp' mùa nắng với các tips siêu đơn giản

1 ngày 10 giờ trước

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

1 ngày 17 giờ trước

Giảm cân "siêu tốc": Nguy hiểm chực chờ!

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình