Bên trong tai giữa nằm ở vị trí chính giữa tai có một xương nhỏ và màng nhĩ được gọi là ossicles thính giác, bộ phận này đặc biệt dễ bị tổn thương. Ốc tai nằm ở phía trong cùng của tai cũng có độ dày tương đối mỏng nên có thể dễ dàng bị rách. Bị thương ở tai có thể gây viêm và không thể loại trừ nguy cơ phải phẫu thuật hoặc trong trường hợp nghiêm trọng là mất thính lực vĩnh viễn. Do đó, tạp chí sức khỏe Health của Mỹ khuyến cáo nên thận trọng với những phương pháp lấy ráy tai sai lầm.
Ngoáy tai thường xuyên
Trên thực tế, không có ai thực sự cần thiết phải lấy ráy tai cả. Vì ráy tai có chức năng "tự làm sạch" nên dù không được lấy ra, ráy tai và các mảnh vụn chất thải sẽ tự động ra khỏi tai. Việc nhai thức ăn và cử động hàm thường xuyên sẽ giúp ích cho quá trình này.
Ráy tai bảo vệ vùng trong ống tai từ lối vào lỗ tai đến màng nhĩ, đồng thời có chức năng ngăn nước chảy vào. Ráy tai còn diệt một số vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.
Dùng tăm bông
Sử dụng tăm bông để làm sạch ráy tai có thể sẽ khiến ráy tai chui vào sâu hơn trong tai. Tăm bông sẽ khiến ráy tai không thể tự làm sạch và đẩy ra ngoài như bình thường, thay vào đó, sẽ khiến ráy tai tích tụ trong tai sâu hơn.
Tích tụ quá nhiều ráy tai có thể sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu, bao gồm:
- Đau
- Cảm giác đầy nặng trong tai
- Ù tai, nghe không rõ
Sử dụng máy hút ráy tai
Máy hút là cách an toàn nhất để lấy ráy tai nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, nếu sử dụng một cách mù quáng có thể gây ra viêm tai ngoài. Nguyên nhân là do ráy tai cứng được nấu chảy mềm rồi lấy ra, nếu không làm khô hoàn toàn độ ẩm trong tai thì vi khuẩn có thể sinh sôi và hình thành môi trường dễ bị nhiễm trùng.
Dùng bất cứ thứ gì có đầu nhọn