Phụ Nữ Sức Khỏe

3 thói quen thường gặp trên mâm cơm của người Việt nhưng lại dễ "sinh" bệnh tật

Theo văn hóa người Việt, trên mâm cơm mọi người thường trò chuyện, gắp thức ăn cho nhau. Tuy nhiên, thói quen này vô tình có thể lây truyền bệnh mà ít người để ý tới.

Nói chuyện trong bữa ăn

Bữa ăn là thời gian để mọi người gắn kết với nhau. Do vậy, việc trò chuyện với nhau trong bữa ăn giúp tăng cường mối quan hệ tình cảm trong gia đình. Tuy nhiên, vừa ăn vừa nói chuyện lại là thói quen không tốt cho sức khỏe, gây ảnh hưởng tới việc hấp thu dinh dưỡng.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay, trong bữa cơm nói quá nhiều hoặc quá tập trung vào câu chuyện của người khác có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhiều trường hợp vừa nói chuyện vừa nuốt luôn thức ăn mà không kịp nhai khiến dạ dày phải làm việc vất vả hơn. Ngoài ra, thói quen này còn khiến cho bạn không cảm nhận được hương vị của món ăn, khả năng tiêu hóa hấp thu cũng sẽ bị hạn chế.

Nói chuyện, cười đùa trong bữa ăn còn có nguy cơ khiến bạn bị hóc hoặc nghẹn thức ăn. Thói quen này cũng ảnh hưởng đến quá trình nhai và giảm các dịch tiết.

Ảnh minh họa, nguồn Internet

"Nguy cơ lớn nhất của việc vừa ăn vừa nói chuyện là lây truyền các căn bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, là những bệnh lý lây qua đường hô hấp (giọt bắn). Những bệnh có nguy cơ cao lây truyền trong bữa cơm khi nói chuyện như: cúm mùa, viêm gan A, viêm phổi…", PGS.TS Lâm nói.

Ngoài ra, vừa ăn vừa nói chuyện còn khiến mọi người không kiểm soát được lượng thực phẩm đưa vào cơ thể (ăn quá nhiều hoặc quá ít) đều ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể chung.

Bác sĩ Lâm khuyên, để đảm bảo sức khỏe, mọi người nên hạn chế nói chuyện, cười, đùa trong lúc ăn, thay vào đó nên tập trung vào ăn uống để dạ dày hoạt động tốt nhất, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Gắp thức ăn cho nhau

Đối với người Việt, văn hóa gắp thức ăn cho nhau khá phổ biến trên mâm cơm. Gắp thức ăn cho nhau còn là sự thể hiện tình cảm yêu mến, chia sẻ, hiếu khách… trong văn hóa Phương Đông. Tuy nhiên, về thói quen ăn uống này, chuyên gia cũng có những lưu ý để tránh nguy cơ bệnh tật.

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, gắp thức ăn mời người khác là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt, thể hiện sự hiếu khách, yêu quý. Thế nhưng hành động tưởng rất đẹp này lại gây ra nguy hại đối với sức khỏe của chúng ta. Việc dùng đũa của cá nhân đang ăn gắp thức ăn cho người khác cũng có thể lây truyền các bệnh qua giọt bắn tương tự nói chuyện trong bữa ăn.

Chấm chung một bát nước chấm

Chấm chung bán nước chấm, ảnh: ST

Cả gia đình chấm chung một chén nước chấm là hình ảnh dễ bắt gặp trong bữa cơm truyền thống của người Việt. Thói quen chấm chung này được chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường miệng.

Theo các nghiên cứu trên thế giới, trong khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau, trong đó có những vi khuẩn gây bệnh viêm gan A, viêm loét dạ dày (vi khuẩn Helicobacter pylory)... có thể lây lan qua đường miệng khi ăn uống chung.

Do đó, khi ăn uống, chấm chung một chén nước chấm là con đường để lây lan vi khuẩn, virus dễ dàng.

Để tránh thói quen xấu gây ra bệnh tật, PGS Lâm lưu ý mọi người cần tránh ăn chung bát nước chấm. Thay vào đó, mọi người nên làm mỗi người một bát nước chấm riêng sẽ đảm bảo vệ sinh. Trong bữa ăn nên có một đôi đũa, thìa chung trên mâm cơm (quy ước) để gắp thức ăn từ đĩa về bát cá nhân.

Giữ gìn vệ sinh trong ăn uống bằng cách xây dựng thói quen tốt nên rửa tay sạch trước khi ăn uống và bỏ thói quen nói chuyện, cười đùa khi ăn để bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình bạn.

Theo Ngọc Minh/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Để gà trong tủ lạnh cần biết điều này nếu không muốn bị ngộ độc

Thịt gà sống và đã nấu chín có thể được bảo quản từ vài ngày đến vài tháng. Khoảng thời...

Ba ba - vị thuốc quý nhưng cần biết điều này để tránh gây họa

Thịt ba ba là một thức ăn quý, có giá trị dinh dưỡng cao được người dân ưa chuộng. Tuy...

Làm thế nào để hết nồng độ cồn nhanh nhất?

Làm thế nào để hết nồng độ cồn trong người và trong hơi thở nhanh nhất để giúp tỉnh...

Lý do dễ bị đột quỵ khi thay đổi nhiệt độ đột ngột

Thay đổi nhiệt độ đột ngột là một trong những yếu tố nguy cơ có thể gây đột quỵ ở...

Báo động đỏ cứu bệnh nhân vỡ xương sọ, chuyển sang từ Lào

Bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, tiên lượng tử vong rất lớn nhưng đã được...

Loại tỏi vang danh thế giới giúp giảm mỡ máu, khoẻ tiêu hoá

Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp của người Việt. Trong đó, tỏi tía ở...

Thai nhi chui ra từ vết rách tử cung của thai phụ đã 2 lần sinh mổ

Mang thai lần 4 nhưng thai phụ không khám thai định kỳ nhằm tránh nguy cơ tai biến sản khoa....

Tin mới nhất

Ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp phát hiện sớm các bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư

5 giờ trước

Thử thách tìm bông hồng trong 7 giây: Nếu làm được chứng tỏ bạn có IQ vượt trội và khả...

10 giờ trước

Những ngành học được phụ huynh rất mê nhưng thực tế đã "bão hòa", nguy cơ thất nghiệp cao kể...

10 giờ trước

Từng bị sếp ném sổ sách đến mức uất ức nghỉ việc, 3 năm sau, tôi bất ngờ khi người...

10 giờ trước

Cô gái 2K gây sốt khi chia sẻ đã "nghỉ hưu" sống bằng tiền lãi từ khoản tiết kiệm ngân...

10 giờ trước

Vừa nghỉ hưu, tôi được con trai ném cho hợp đồng béo bở, nghe kế hoạch của nó, tôi chỉ...

10 giờ trước

Toàn bộ lương hưu cống nạp hết cho con trai, đến khi nhận được chuyển khoản của con dâu, tôi...

10 giờ trước

Trước khi mất, vợ dúi cho tờ giấy dặn con gái khổ thì đón về, 12 năm sau, tôi đưa...

10 giờ trước

Cô gái bỏ việc, vay nợ đi "chữa lành" gặp kết đắng, bác sĩ chỉ ra 10 cách tự chữa...

10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình