Thớt là một dụng cụ không thể thiếu trong công việc nấu nướng hàng ngày. Nhưng thớt dùng lâu sẽ có dấu hiệu bị ố vàng, ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Vì sao cần thường xuyên làm sạch thớt?
Theo nghiên cứu của Hội đồng Vệ sinh Toàn cầu, trên bề mặt thớt gỗ có chứa nhóm vi khuẩn E.coli, Fecal gấp 200 lần... bồn cầu. Các vi khuẩn này sẽ sinh sôi rất nhanh và khó loại bỏ trong vòng 1h nếu thớt không được rửa sạch sẽ
Đối với những chiếc thớt cũ, có đường nứt thì càng khó để làm sạch hơn, bởi trong đó chứa rất nhiều các vi khuẩn Salmonella, E.coli và campylobacter, là các loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và dễ lây lan từ thớt sang thức ăn.
Nếu sử dụng thớt nấm mốc để thái thức ăn, khi đi vào cơ thể, chúng có môi trường tốt để gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Vì vậy, hãy luôn lưu ý rửa sạch thớt trước và sau khi chế biến thức ăn.
Thớt bị mốc nên chần qua nước sôi hay phơi nắng?
Chần thớt qua nước sôi có ưu điểm gì?
Nước sôi nóng có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn và vi sinh vật có trong thớt rất hiệu quả. Nước sôi cũng là sự lựa chọn tốt hơn so với ánh nắng mặt trời, vì nắng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất liệu gỗ, đặt biệt đối với thớt gỗ.
Phơi thớt dưới nắng có ưu điểm gì?
Dưới ánh nắng mặt trời, có thể tiêu diệt lượng vi khuẩn và vi sinh vật đáng kể. Đây cũng là cách tiêu diệt nấm mốc gây hại tương đối đơn giản. Tuy nhiên, đối với thớt được làm chủ yếu từ chất liệu nhựa hoặc cao su có thể không chịu được sức nóng dưới ánh nắng mặt trời, có thể làm thớt biến dạng hoặc hư hỏng.
Thớt bị ẩm mốc nên chần qua nước sôi hay phơi nắng?
Tùy vào chất liệu thớt, bạn hãy chọn phương pháp phơi nắng hoặc chần qua nước sôi sao cho phù hợp. Lưu ý vệ sinh thớt sạch sẽ sau khi sử dụng, để thớt ở nơi thoáng mát khô ráo.