Phụ Nữ Sức Khỏe

Viêm phổi khi mang thai gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa

Viêm phổi khi mang thai có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị và phụ nữ mang thai rất dễ gặp biến chứng nguy hiểm.

 

Viêm phổi là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra do nhiễm trùng phổi. Viêm phổi ở phụ nữ mang thai có thể từ cảm lạnh thông thường hoặc cúm, sau đó lan đến phổi.

1. Các triệu chứng của bệnh viêm phổi khi mang thai
Bệnh viêm phổi thường khởi phát khi bị cúm hoặc cảm lạnh và có thể gặp các triệu chứng như đau họng, đau nhức cơ thể và đau đầu và kéo theo các triệu chứng tồi tệ hơn.

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi khi mang thai thường bao gồm:

Khó thở
Ớn lạnh
Đau ngực
Cơn ho nặng
Mệt mỏi quá mức
Sốt
Ăn không ngon
Thở nhanh
Nôn mửa
Các triệu chứng viêm phổi ở thai phụ thường không khác nhau giữa các giai đoạn trong thai kỳ và phụ nữ có thể cảm nhận rõ về các triệu chứng này khi mang thai.

2. Nguyên nhân của viêm phổi khi mang thai

Phế cầu khuẩn là một trong những vi khuẩn gây viêm phổi.

 

 

Mang thai khiến phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi hơn những người phụ nữ không mang thai. Điều này một phần được cho là do xảy ra ức chế miễn dịch tự nhiên trong thai kỳ, bởi cơ thể của thai phụ làm việc nhiều hơn để hỗ trợ thai nhi đang phát triển. Phụ nữ mang thai có thể dễ bị cúm hơn và cũng có thể bị giảm dung tích phổi. Điều này khiến thai phụ dễ bị các biến chứng như viêm phổi.

Virus cúm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan đến phổi gây ra viêm phổi. Nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm phổi, thường do các vi khuẩn haemophilus influenzae, mycoplasma pneumoniae, phế cầu khuẩn.

Các biến chứng và nhiễm virus sau đây cũng có thể dẫn đến viêm phổi:

Bệnh cúm
Hội chứng suy hô hấp
Bệnh thủy đậu
Phụ nữ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi khi mang thai nếu bị thiếu máu, bị hen suyễn, bệnh mạn tính, thường xuyên đến bệnh viện hoặc viện dưỡng lão, hệ thống miễn dịch suy yếu.  Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc cũng có thể khiến phụ nữ mang thai gia tăng nguy cơ mắc bệnh…

3. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?
Phụ nữ nên gặp bác sĩ ngay khi bắt đầu có các triệu chứng. Càng đợi lâu, nguy cơ biến chứng càng cao.

Cảm cúm thường được coi là dấu hiệu báo trước của bệnh viêm phổi, đặc biệt là khi mang thai. Nếu bị viêm phổi, thai phụ nên đến bệnh viện thăm khám để ngăn tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.

Nếu thấy các triệu chứng như đau bụng, đau ngực, khó thở, sốt cao, nôn mửa kéo dài trong 12 giờ, chóng mặt hoặc ngất xỉu, lú lẫn, thai nhi ít vận động hoặc không vận động (dễ nhận thấy nhất trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ) cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

4. Chẩn đoán viêm phổi khi mang thai
 
Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán về bệnh viêm phổi trong thai kỳ bằng cách nghe phổi, chụp X-quang phổi, đánh giá các triệu chứng và lịch sử sức khỏe của thai phụ, xét nghiệm mẫu đờm.

5. Điều trị viêm phổi khi mang thai
Việc điều trị viêm phổi ở thai phụ sẽ phụ thuộc vào việc virus hay vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.

Hầu hết các phương pháp điều trị viêm phổi do virus được coi là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai, và việc bị viêm phổi ở giai đoạn đầu có nghĩa là thuốc chống virus thường sẽ loại bỏ bệnh. Bác sĩ cũng có thể đề nghị liệu pháp hô hấp.

Nếu thai phụ bị viêm phổi do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen, cũng có thể giúp hạ sốt và kiểm soát cơn đau. Thai phụ cần nói chuyện với bác sĩ về những loại thuốc an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

Nghỉ ngơi nhiều và giữ đủ nước cũng sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi. Ngủ và uống nhiều nước cũng rất cần thiết trong quá trình hồi phục của thai phụ. Không dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung mới nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước.

6. Viêm phổi khi mang thai có thể gây biến chứng
Các trường hợp viêm phổi nặng hoặc không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Mức oxy trong cơ thể có thể giảm mạnh do phổi không thể sản xuất đủ để đưa đi khắp cơ thể. Bệnh phù thũng có thể xảy ra, đó là khi chất lỏng tích tụ xung quanh phổi. Đôi khi nhiễm trùng có thể lây lan từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể.

Viêm phổi cũng có thể gây ra các biến chứng với trẻ sơ sinh như sinh non, cân nặng khi sinh thấp, sảy thai, suy hô hấp.

Khi không được điều trị, viêm phổi ở thai phụ có thể gây tử vong.

7. Phòng ngừa viêm phổi khi mang thai

Phụ nữ nên tiêm phòng cúm.

Phụ nữ mang thai có thể ngăn ngừa biến chứng viêm phổi bằng cách điều trị bệnh sớm. Những phụ nữ được điều trị và chăm sóc kịp thời sẽ sinh con khỏe mạnh.

Tăng nguy cơ tử vong ở phụ nữ mang thai bị viêm phổi so với những phụ nữ không mang thai. Nhưng một số yếu tố đã làm giảm nguy cơ tử vong trong những năm gần đây nhờ vào chẩn đoán nhanh chóng, sự quan tâm đến bệnh tật, liệu pháp kháng khuẩn, vaccine.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm phổi là tránh bị cúm và các bệnh nhiễm trùng khác có thể gây ra bệnh này. Giữ vệ sinh tốt là điều cần thiết để ngăn ngừa bệnh tật, cho dù đang mang thai hay không.

Phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý rửa tay thường xuyên, ngủ đủ giấc, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên (điều này giúp xây dựng hệ thống miễn dịch), không hút thuốc lá, tránh những người bị bệnh.

Vaccine phòng ngừa cúm cũng được khuyến cáo sử dụng cho những người có nguy cơ mắc bệnh. Cần nói chuyện với bác sĩ về việc tiêm phòng cúm, đặc biệt là trong mùa cúm. Mặc dù, có thể tiêm phòng bất cứ lúc nào, nhưng nên tiêm sớm hơn vào mùa cúm, khoảng tháng 10.

Tiêm phòng cúm có thể giúp bảo vệ phụ nữ chống lại bệnh cúm khi mang thai. Tác dụng của nó cũng có thể giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm sau khi sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sự bảo vệ có thể kéo dài cho đến khi trẻ được sáu tháng tuổi.

Nếu thai phụ bị ốm do cảm lạnh hoặc cúm, hãy theo dõi các triệu chứng và đi khám càng sớm càng tốt để có thể giúp ngăn ngừa bệnh phát triển. Hầu hết thai phụ  bị viêm phổi nếu được điều trị nhanh chóng, kịp thời sẽ không gặp phải biến chứng thai kỳ và trẻ sơ sinh sẽ ra đời khỏe mạnh.

Theo Bác sĩ Quang Dương/ sức khỏe đời sống

Tin liên quan

Trẻ sốt xuất huyết: Lưu ý từ ngày 3 đến ngày 7 của bệnh nếu không muốn con gặp nguy...

Sốt xuất huyết nặng có thể xảy ra từ ngày thứ ba trở đi, đặc biệt, bệnh dễ trở nặng...

Mắc sốt xuất huyết gặp biểu hiện này phải nhập viện ngay

Hầu hết bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH) có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong thời gian...

6 dấu hiệu khủng hoảng tuổi trung niên

Gần 25% số người trải qua cuộc khủng hoảng tuổi trung niên do tuổi già, thiếu thành tích trong cuộc...

Bác sĩ mách bạn cách chữa chứng mất ngủ chỉ trong 3 ngày

Nếu bạn không có một giấc ngủ thật sự chất lượng, đương nhiên, bạn sẽ trông thật mệt mỏi vào...

Những sai lầm chết người khi nấu ăn mà cha mẹ nào cũng mắc phải

Chuẩn bị bữa ăn có thể là công việc khó khăn đối với cha mẹ - đặc biệt nếu con...

Không thể ngủ được do kinh nguyệt? Đây là mẹo dành cho bạn

Một chuyên gia về giấc ngủ đã tiết lộ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi...

Căng thẳng thường xuyên có thể là dấu hiệu của hệ miễn dịch yếu

Chăm sóc hệ miễn dịch là một điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Đặc biệt, trong thời...

Tin mới nhất

Kết quả bất ngờ khi uống trà xanh lúc làm việc

17 phút trước

Tiết lộ món ăn đồng thời giúp giảm béo, mỡ máu, đường huyết

19 phút trước

Nghiên cứu Mỹ - Mexico: Quả bơ chống được bệnh tiểu đường?

24 phút trước

Đặc sản mỗi năm chỉ có một mùa, xưa không ai biết đến nay dân được thành phố "ưa chuộng",...

6 giờ trước

Mê mẩn ly kem bơ mát lạnh, mịn màng, béo ngậy và ngon như ngoài tiệm

6 giờ trước

Cách làm tôm khô cực dễ, chiều lòng các tín đồ sành ăn

6 giờ trước

Loại 'rau quý ngang nhân sâm' tưởng đắt đỏ, hóa ra bán đầy chợ Việt, chỉ vài nghìn lẻ, không...

7 giờ trước

Món chân gà sốt Thái đảm bảo làm bạn 'tê tái' với công thức 'bất bại'

20 giờ trước

Cách nấu sâm bí đao vừa rẻ vừa ngon mê ly, ai cũng nên thử

20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình