Phụ Nữ Sức Khỏe

Vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh?

Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.

Vi khuẩn 'ăn thịt người' gây bệnh Whitmore xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Gần nhất là trường hợp của nữ bệnh nhân (15 tuổi, ở huyện Quảng Xương, Thanh Hóa), đại diện Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết bệnh nhi này đã qua đời sau khoảng một tháng nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" gây bệnh Whitmore.

Bệnh nhi qua đời vì nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Ảnh minh họa

Được biết, bệnh nhân có tiền sử bị tiểu đường và béo phì. Cuối tháng 8, người bệnh bị đau họng, ho, sốt cao, uống nhiều nước, sụt cân. Tự mua thuốc điều trị tại nhà nhưng không khỏi. Em được người thân đưa đến một phòng khám ở xã khám và được kê thuốc theo toa chữa bệnh tại nhà. 

Ba ngày sau, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng suy tuần hoàn hô hấp, mạch nhanh, tụt huyết áp, tím tái, hôn mê, nguy kịch.

Sau khi khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận bệnh nhi nhiễm vi khuẩn Brukholderia pseudomallei, còn gọi là vi khuẩn "ăn thịt người", gây bệnh Whitmore. 

Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu, dùng kháng sinh, điều chỉnh đường huyết song sức khỏe không cải thiện. Bệnh nhi qua đời sau 2 tuần điều trị tại bệnh viện.

Theo điều tra dịch tễ, trong 30 ngày qua, bệnh nhân không đi khỏi địa phương, ở cùng gia đình, gồm bố mẹ và anh trai tại xã Tiên Trang. Nguồn nước sinh hoạt của gia đình được lấy từ giếng khoan. Gia đình ở khu nhà khép kín, không chăn nuôi, không làm nông nghiệp. Hiện cơ quan y tế chưa rõ bệnh nhân tiếp xúc như thế nào với môi trường gây bệnh liên quan đến vi khuẩn Whitmore, trên cơ thể bệnh nhân cũng không phát hiện các vết trầy xước da.

Bệnh vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore nguy hiểm thế nào?

Ảnh minh họa

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh của Mỹ, người nhiễm vi khuẩn bệnh Whitmore nếu không được điều trị thì cứ 10 người nhiễm sẽ có 9 người tử vong. Tuy nhiên, khi người bệnh được điều trị đúng kháng sinh thì con số tỷ vong vẫn ở mức 4 người trên 10 người. Tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống chỉ còn 2/ 10 người khi bệnh nhân được điều trị trong điều kiện y tế tốt, chăm sóc tích cực, điều trị kịp thời và hiệu quả.

Theo nghiên cứu, thực chất vi khuẩn Whitmore có đến 30 vi khuẩn khác nhau gây bệnh viêm mô hoại tử. Tuy nhiên loại vi khuẩn thường gặp là Vibiro vulnificus trong nước mặn, Aeromonas hydrophila trong nước ngọt, liên cầu nhóm A trên da. Các loại này khiến hoại tử mô mềm trên cơ thể cực nhanh, nếu không được ngăn chặn kịp thời thì tốc độ lan bệnh rất nhanh gây hệ quả phải cắt bỏ hoàn toàn bộ phận bị vi khuẩn xâm nhập để bảo vệ các phần cơ thể khác của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, thủ phạm gây bệnh Whitmore là vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei gây viêm nhiễm trùng da, gây áp xe, viêm loét da. Đồng thời gây viêm phổi, nhiễm trùng xương khớp, hệ thần kinh, gan, lách, tuyến tiền liệt, nhiễm trùng huyết cho người bệnh đã nhiễm vi khuẩn. Bệnh nhân có thể được chữa khỏi nhưng tỷ lệ không cao, bệnh dễ tái phát và có thể tử vong nhanh chóng trong vòng 48 tiếng kể từ khi phát hiện bệnh.

Con đường gây bệnh của vi khuẩn Whitmore 

Vi khuẩn Whitmore tấn công vào cơ thể gây viêm, áp xe ở các cơ quan trên cơ thể giống với các căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm khác. Loại vi khuẩn này được tìm thấy và xâm nhập vào cơ thể người qua việc chúng ta tiếp xúc trực tiếp với nguồn môi trường như nước, đất, không khí có tồn tại vi khuẩn, đặc biệt là các vùng nước, đất bẩn.

Chúng ta hoàn toàn có thể lây nhiễm bệnh Whitmore thông qua hít thở, uống phải nước nhiễm khuẩn, tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn. Đặc biệt là khi có vết trầy xước trên da thì nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao và nhanh tiến triển bệnh hơn.

Bệnh hiếm khi lây nhiễm giữa người và người, chủ yếu truyền từ môi trường vào gây bệnh cho người. Tuy nhiên, khi sử dụng chung kim tiêm hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh thì bệnh Whitmore có thể lây từ người sang người một cách dễ dàng.

Ngoài ra một số động vật như cừu, dê, ngựa, chó, mèo... cũng là nguồn gây bệnh mà chúng ta cần chú ý.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh Whitmore

Bệnh có các triệu chứng, dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lao phổi, viêm phổi. Đó là lý do người bệnh thường được can thiệp điều trị muộn vì chủ quan và không biết chính xác triệu chứng. Khi nhận thấy các dấu hiệu sau đây, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để khám và kết luận tình trạng.

Nhiễm trùng tại chỗ, có hiện tượng sưng, đau, sốt, loét, áp xe, ho, đau ngực, sốt cao, đau đầu, chán ăn, biểu hiện gần giống viêm phổi nhiễm trùng huyết với triệu chứng đau đầu, suy hô hấp, chướng bụng, đau khớp, rối loạn ý thức. Sốt, sụt cân nhanh, đau bụng, đau ngực, đau cơ khớp, co giật, đau đầu

Các triệu chứng ngày thường xuất hiện kéo dài từ 2-4 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn vi khuẩn gây bệnh, Thời gian ủ bệnh thông thường từ 1- 21 ngày, trung bình là 9 ngày. Tuy nhiên có trường hợp ủ bệnh cả năm với các dấu hiệu lặp đi lặp lại.

Cách phòng bệnh vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore

“Vi khuẩn ăn thịt người” Whitmore sống rất lâu trong đất. Ảnh minh họa

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.

- Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm, chết.

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.

- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

- Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch … cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo M.H (th)/Gia Đình và Xã Hội

Tin liên quan

Người đàn ông 61 tuổi qua đời do bị nhồi máu cơ tim khi đang tắm, bác sĩ đưa ra...

Tắm là một hoạt động quen thuộc đối với mỗi người. Tuy nhiên nếu không thay đổi 3 thói quen...

Ho khan, mệt mỏi 3 ngày, đi khám phát hiện bệnh hiếm gặp

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan là một bệnh phổi hiếm gặp, triệu chứng bệnh đa dạng: từ không...

4 vị thuốc nam tốt trong điều trị sốt xuất huyết giai đoạn đầu

Bên cạnh các phương pháp điều trị tích cực hiệu quả của y học hiện đại, trong y học cổ...

4 món ăn "nuôi lớn" khối u tuyến giáp, thèm mấy cũng không nên ăn nhiều

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị cùng với xây dựng chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt...

Bác sĩ cảnh báo biến chứng sốc do sốt xuất huyết: Bệnh nhân có thể suy đa tạng, tử vong...

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) những ngày qua tiếp nhận điều trị 30 ca bệnh sốt xuất huyết, trong...

7 mẹo tập thể dục để tăng cường sức khỏe tim mạch

Cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn với những lời khuyên hàng đầu đã được các bác sĩ tim...

Nam sinh 19 tuổi ở Hà Nội có khối u xương khổng lồ nặng 2kg

Khối u xương to trên phim CT khiến bác sĩ cũng ngỡ ngàng. "Tôi chưa từng gặp khối u...

Tin mới nhất

Mỹ nhân Việt lấy chồng thiếu gia: Lan Khuê làm dâu gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam, Midu...

4 giờ trước

Màu sắc nước tiểu cảnh báo điều gì về sức khỏe của bạn?

4 giờ trước

Trời đang nắng nóng, bất chợt mưa nồm, ẩm, dễ bệnh gì?

5 giờ trước

Uống sữa đậu nành có làm nam giới 'nữ hóa'?

5 giờ trước

Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này vào buổi sáng, cần lập tức kiểm tra sức khỏe ngay

16 giờ trước

Dù là đàn ông hay phụ nữ, chỉ cần làm tốt 4 việc, tránh xa 4 thứ này sẽ không...

16 giờ trước

Người bị sỏi mật kiêng ăn gì và nên ăn gì?

16 giờ trước

Nam tài tử trong phim Lật Mặt 7 chia sẻ cuộc hôn nhân với vợ kém tuổi, bà xã vẫn...

16 giờ trước

Dương Mịch bị chê thảm trong phim mới, nam vương 'dầu mỡ' Dương Dương liền bị dân tình réo tên...

16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình