Đậu nành
Đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành như: đậu hũ, nước tương, sữa đậu nành… sẽ không tốt cho người có bướu giáp – nhân giáp. Bởi trong đậu nành có chất goitrogens cản trở sự xâm nhập của i-ốt vào tuyến giáp khiến cổ phình to. Chất này làm giảm hấp thu thuốc tuyến giáp từ ruột. Ngoài ra, đậu nành chứa phytoestrogen, có thể bắt chước tác dụng của estrogen can thiệp vào hoạt động bình thường của tuyến giáp. Chất isoflavone trong đậu nành cũng có thể gây hại cho sức khỏe tuyến giáp.
Đồ cay
Người bị bệnh tuyến giáp nên chú ý tránh ăn đồ cay để không làm kích thước của khối u ngày một lớn. Những món ăn cay có thể kích thích vị giác nhưng cũng làm rối loạn nội tiết. Khi nội tiết bị rối loạn, nó sẽ thúc đẩy bệnh tuyến giáp và làm bệnh ngày một nặng hơn. Vì vậy, để khối u tuyến giáp không to lên, tốt nhất người bệnh nên tránh ăn những món cay nóng.
Đồ nhiều muối
Những món đồ nhiều muối có hàm lượng natri cao. Khi natri trong cơ thể tăng cao, gánh nặng của thận sẽ tăng lên đồng thời dễ gây ra tình trạng cao huyết áp, ảnh hưởng đến tim mạch, mạch máu não. Ngoài ra, tiêu thụ một lượng lớn natri cũng gây ra tác động không tốt cho tuyến giáp. Nó cũng có thể làm khối u tuyến giáp trở nên lớn hơn.
Nội tạng động vật
Người bị bệnh tuyến giáp nên tránh ăn những món làm từ nội tạng động vật. Những món này có thể mang hương vị thơm ngon nhưng lại chứa quá nhiều chất béo, vừa làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, vừa tăng nguy cơ béo phì, tạo ra cục máu đông... Tình trạng này sẽ ảnh hưởng xấu đến các khối u tuyến giáp, khiến chúng to lên. Ngoài ra, việc ăn nhiều nội tạng động vật cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Người bị bệnh tuyến giáp nên ăn gì?
1. Thực phẩm giàu chất xơ
Nhiều người bị bệnh tuyến giáp phải đối mặt với tình trạng tăng cân, táo bón. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp kiểm soát tình trạng này tốt hơn. Chất xơ mang lại nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa, giúp nhu động ruột khỏe mạnh, tăng cảm giác no.Chất xơ giúp giảm cân đáng kể ở người bị bệnh tuyến giáp.
Người bị suy giáp thường gặp tình trạng táo bón là do tiêu hóa chậm. Tiêu hóa chậm có thể dẫn tới tăng cân hoặc làm việc giảm cân bị đình trệ. Lúc này, việc bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân.
Chất xơ cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho người bị kháng insulin.
2. Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
Người bệnh có thể bổ sung các chất béo lạnh mạnh từ dầu olive, quả bơ, các loại hạt. Những chất béo này có tác dụng chống viêm tốt, giúp hệ miễn dịch hoạt động ổn định.
Ngoài ra, người bệnh có thể ăn các loại cá béo như cá hồi. Loại thực phẩm này cung cấp nguồn chất béo tuyệt vời, giúp chống viêm hiệu quả.
3. Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, uống nước cũng giúp giảm cảm giác thèm ăn, loại bỏ tình trạng trữ nước và đầy hơi. Uống đủ nước cũng cải thiện tiêu hóa, chống táo bón.
4. Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Bệnh tuyến giáp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh kiêng khem không đúng cách khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Khi bị bệnh, người bệnh vẫn cần đảm bảo nạp đủ lượng vitamin, khoáng chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin D (như trứng, sữa, cá...); vitamin B12 (thịt, trứng, cá, sữa...); sắt (có trong thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, ngũ cốc...); selen (có trong thịt bò, hải sản, quả hạch, hạt hướng dương...)
(Theo Bệnh viện Đa khoa Hà Nội)