Phụ Nữ Sức Khỏe

Uống thuốc hạ sốt đúng cách sau khi tiêm vaccine COVID-19

Sốt là một trong những phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vaccine COVID-19. Vậy có được dùng thuốc hạ sốt để đối phó với cơn sốt sau tiêm chủng?

Giống như hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ, vaccine cũng có các mức độ tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, tác dụng phụ của vaccine thường chỉ là tạm thời. Các tác dụng phụ thường gặp nhất sau tiêm là đau, sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm. Bạn cũng có thể sốt sau tiêm vaccine COVID-19.

Các tác dụng phụ này thường tự biến mất sau vài ngày. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản vệ là cực kỳ hiếm. Nhưng, sau khi tiêm vaccine, nên ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để nhân viên y tế có mặt trong trường hợp có bất kỳ phản ứng tức thời nào.

 Nếu có biểu hiện sốt trên 38.5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng cần tuân thủ liều lượng thuốc được khuyến cáo.

Lưu ý, nên đọc kỹ và làm theo các thông tin, hướng dẫn sau khi tiêm do nhân viên y tế cung cấp tại thời điểm tiêm chủng, bao gồm bất kỳ khuyến cáo nào về việc sử dụng thuốc giảm đạu hạ sốt như paracetamol để giảm đau và giảm các triệu chứng sốt có thể gặp phải sau khi tiêm chủng.

Có nên dùng thuốc để phòng ngừa sốt?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, không nên dùng thuốc hạ sốt trước khi tiêm vaccine COVID-19 để ngăn ngừa các tác dụng phụ tiềm ẩn, vì việc làm này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác trừ khi bạn có bất kỳ chống chỉ định cụ thể nào nếu phát triển các tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ sau khi tiêm.

Các cơ quan y tế cũng khuyến nghị việc sử dụng thích hợp các loại thuốc giảm đau, hạ sốt sau tiêm để điều trị các triệu chứng này sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19. Vì vậy, nếu có biểu hiện sốt trên 38.5 độ C, có thể dùng thuốc hạ sốt nhưng cần tuân thủ liều lượng thuốc được khuyến cáo.

Tuyệt đối, không dùng quá liều thuốc, vì có thể gây hại gan, nguy hiểm. Nếu, sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt, cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế.

Thuốc hạ sốt có làm giảm phản ứng miễn dịch sau tiêm?

Hiện tại, chưa có bất kỳ bằng chứng hoặc lời khuyên y tế công cộng nào cho thấy việc sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol để kiểm soát cơn sốt và cơn đau sau khi tiêm vaccine COVID-19 có tác động đến phản ứng miễn dịch sau tiêm chủng. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn thêm.

Làm thế nào để đối phó với cơn sốt sau tiêm chủng?

Ngoài việc dùng thuốc, một số kỹ thuật tự chăm sóc có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng do phản ứng phụ sau tiêm chủng COVID-19 gây ra. Đối với các phản ứng tại chỗ tiêm, như đau hoặc sưng, sử dụng khăn ướt sạch và mát để chườm. Điều này cũng có thể giúp giảm đau cơ và khớp.

Để giảm bớt đau nhức hoặc cứng ở cánh tay, vận động cánh tay càng nhiều càng tốt. Việc này giúp ngăn ngừa tình trạng căng cứng bằng cách thả lỏng các cơ bị đau. Nếu bị ớn lạnh và sốt nhẹ nên uống nhiều nước để tránh mất nước. Mặc quần áo nhẹ và thoáng mát giúp tránh bị quá nóng.

Vaccine COVID-19 là an toàn và việc tiêm chủng sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi phát triển bệnh nghiêm trọng và tử vong do COVID-19.

Sau khi tiêm chủng, thường mất vài tuần để cơ thể xây dựng khả năng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2. Vì vậy, bạn vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2 ngay trước hoặc sau khi tiêm chủng. Điều này là do vaccine vẫn chưa có đủ thời gian để bảo vệ. Vì vậy, vẫn cần nhớ thực hiện nghiêm túc các quy định 5K để hạn chế nguy cơ này.

Theo DS. Nguyễn Thanh Hòa/ Sức khỏe & Đời sống

Tin liên quan

Bé sơ sinh mắc Covid-19 viêm ruột hoại tử

Sau khi mẹ mắc Covid-19, bé trai 18 ngày tuổi cũng sốt, bụng chướng, đi tiêu nhầy, xét nghiệm PCR...

TP HCM: Giảm tử vong, ca Covid-19 mắc mới nhẹ

Ngày 22-8, số ca tử vong vì Covid-19 ở TP HCM là 340 ca thì đến nay còn 195 ca...

TP HCM dự kiến thí điểm Thẻ xanh, Thẻ vàng Covid-19 sau ngày 15-9

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết quan điểm về việc nới lỏng phục hồi kinh tế...

WHO cảnh báo sự nguy hiểm của những biến chủng virus corona mới

Ngày 10/9, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu bày tỏ hoài nghi về...

Chuyến xe ‘vui vẻ’ của chàng trai khỏi Covid-19 sau 10 ngày tự điều trị

Mỗi khi nhận chở F0, anh đều vui vẻ nói với các bệnh nhân rằng, hãy xem chuyến xe này...

Covid-19 ngày 9/9: Hà Nội có 6 ổ dịch phức tạp với 813 người nhiễm

Tin tức dịch Covid-19 ngày 9/9 tại Việt Nam: Hà Nội hiện có 6 ổ dịch mới phức tạp ở...

Phát hiện những triệu chứng mới của Covid-19

Hàng loạt triệu chứng mới do mắc Covid-19 đã được ghi nhận như giảm thính lực, khô miệng, đau nhói...

Tin mới nhất

Anh trai mở nhà hàng, tôi mời đồng nghiệp đến ủng hộ nhưng phải ‘muối mặt’ ra về: Cái kết...

10 phút trước

Được con tặng 5 nhẫn vàng vào sinh nhật, khi mang bán, tôi ngỡ ngàng với câu nói của chủ...

18 phút trước

Được mừng cưới 1 cây vàng giá 35 triệu đồng từ 7 năm trước, giờ có nên mừng lại bạn...

33 phút trước

Cưới vợ đẹp quen qua mạng, đêm tân hôn tôi dựng tóc gáy khi em cười thỏ thẻ

1 giờ trước

Ngày mai vợ chồng ra tòa ly hôn vì 8 năm không có con mà đêm nay tôi vẫn dại...

1 giờ trước

Thấy con càng lớn càng xấu, anh tôi nghi ngờ nên xét nghiệm ADN và phát hiện bí mật của...

1 giờ trước

Người đàn ông hoảng hốt vì cậu nhỏ rơi ra toàn “đá”, hóa ra quên làm 1 việc suốt 30...

2 giờ trước

Nửa tháng sau ly hôn nhận được gói hàng vợ cũ gửi, mở ra tôi quỳ sụp xuống đất khóc

2 giờ trước

Ly hôn 1 ngày vợ cũ nhắn tin, đọc xong tôi liền mang 1 tỷ tới xin tái hôn

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình