Nước cam có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, nổi bật nhất là Vitamin C nhưng nếu uống nước cam hàng ngày bạn nên cân nhắc lượng đường trong mỗi khẩu phần. Bạn có thể chọn phiên bản nước ép trái cây 100% không chứa thêm đường.
Thành phần dinh dưỡng trong một cốc nước cam tươi bao gồm: Lượng calo: 112; Chất đạm: 2 gam; Chất béo: 0 gram; Carbohydrate: 26 gram; Chất xơ: 0 gram; Đường: 21 gram... Ngoài ra, nước cam là một nguồn tốt của: Vitamin; Vitamin A; Canxi; sắt; Folate...
Nước cam với cùi là một nguồn chất xơ khá dồi dào. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất xơ giúp cơ thể duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim mạch và một số loại ung thư.
Nước cam là nguồn cung cấp vitamin C tập trung, một loại vitamin tan trong nước, có tác dụng gấp đôi là chất chống oxy hóa mạnh và đóng vai trò trung tâm trong chức năng miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình hình thành xương, chữa lành vết thương và sức khỏe răng lợi. Có thể nói nước cam có rất nhiều công dụng cho sức khỏe, tuy nhiên nếu không biết 5 điều cần tránh của loại thức uống này, đừng trách sao đang lợi thành hại:
Uống nước cam trước khi đi ngủ
Nước cam có tính axit sẽ làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, gây ra chứng ợ chua, làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.
Ngoài ra, uống nước cam ngay trước khi đi ngủ có thể giải phóng nhiều đường, khiến năng lượng tăng đột biến, trong khi lúc này cơ thể cần hoạt động chậm lại và nghỉ ngơi.
Uống nước cam khi đang ăn củ cải
Nếu đang ăn củ cải thì không nên dùng nước cam hoặc ăn cam. Bởi, hai loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ sản sinh ra chất sulfate. Chất này khi được chuyển hóa sẽ hình thành thioxianic axit. Đây là một chất chống tuyến giáp.
Bên cạnh đó, nếu ăn cam khi đang ăn củ cải thì còn khiến chất flavonoid trong cam bị phân hủy và biến đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. Hai chất này có hả năng kích thích thioxianic axit hoạt động mạnh mẽ, gây hại cho tuyến giáp. Nếu duy trì thường xuyên mọi người có thể bị bệnh tuyến giáp, bướu cổ.
Buổi sáng khi bụng còn rỗng, hệ tiêu hóa chuẩn bị để chào đón đợt thức ăn đầu tiên. Tuy nhiên, một thực phẩm giàu axit như cam đi vào sẽ kết hợp với lượng aixt trong dạ dày gây nên những cơn đau dạ dày, nếu duy trì thường xuyên còn có thể bị viêm loét dạ dày cấp.
Uống nước cam khi bị viêm loét dạ dày
Nhiều người nghĩ rằng, nước cam tốt, nên có thể uống thoải mái, uống vào lúc nào cũng được. Thực tế thì không như vậy, nước cam có thể rất tốt với người này nhưng lại không tốt cho người khác. Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm; và nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.